Nhiều doanh nghiệp BĐS chuẩn bị đáo hạn trái phiếu

Sắp tới thời điểm đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, buộc các đơn vị này phải đẩy mạnh tái cấu trúc nợ, khiến thị trường chuyển nhượng, thoái vốn các dự án diễn ra sôi động hơn.

Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC (mã chứng khoán: VRC) vừa thông qua chủ trương cho công ty con là Công ty cổ phần ADEC chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất đã đền bù tại Dự án Khu đô thị mới ở xã Nhơn Đức và Phước Lộc (huyện Nhà Bè Tp. Hồ Chí Minh), dự kiến thu về 747 tỷ đồng.

Giống VRC, cuối tháng 5/2024, HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã ck: HPX) cũng thông qua việc thoái vốn một số công ty nhằm giảm áp lực trái phiếu.

Nhiều doanh nghiệp BĐS chuẩn bị đáo hạn trái phiếu.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết, tính tới 31/12/2023, HPX còn dư nợ 5 mã trái phiếu, với tổng dư nợ 1.494 tỷ đồng. Trong đó, có hai mã trái phiếu phát sinh việc chậm trả lãi trái phiếu cho trái chủ.

Đây chỉ là 2 trong số các doanh nghiệp bất động sản có phương án xử lý trước thời điểm đáo hạn trái phiếu tới đây.

Dù nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để giãn, hoãn nợ trái phiếu, tuy nhiên, áp lực trái phiếu đáo hạn vẫn còn rất lớn và là một trong những thách thức cho quá trình phục hồi của ngành bất động sản trong năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...