Nhiều ca cúm mùa biến chứng nặng
Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết, từ tháng 1 đã tiếp nhận khoảng 250 bệnh nhân mắc cúm. Sau Tết, tình hình dịch càng trở nên nghiêm trọng, trung bình mỗi ngày có 10 người đến khám và điều trị vì cúm, cao điểm lên tới gần 40 ca/ngày. Trong số đó, hơn 50% được chẩn đoán mắc cúm A hoặc cúm B và nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú. Khoa hiện điều trị nội trú cho hơn 20 người bệnh mắc cúm các loại.
Tại Khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số bệnh nhân mắc cúm trong tháng 1 cao gấp 6 lần so với tháng 12/2024. Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng ghi nhận tình trạng tương tự.
Các bác sĩ giải thích sự gia tăng số ca nhiễm cúm mùa hiện nay liên quan đến điều kiện thời tiết bất thường. Mùa đông - xuân với khí hậu lạnh, ẩm ở miền Bắc là môi trường lý tưởng để virus cúm phát triển. Cùng với đó, các hoạt động giao thương, lễ hội đầu năm làm tăng mật độ tiếp xúc, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.


Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.
Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội, Cục An toàn Thực phẩm sẽ cập nhật trên website các sản phẩm thực phẩm chức năng giả để người tiêu dùng biết và không sử dụng.
0