Nhiều bệnh viện Thủ đô thành bệnh viện tuyến cuối

Các bệnh viện thuộc hệ thống y tế Hà Nội đã ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao của khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.

Hiện, ngành y tế Thủ đô có 42 bệnh viện công lập, 43 bệnh viện ngoài công lập; trong đó có 9 bệnh viện hạng một, ba bệnh viện chuyên khoa sâu tuyến cuối Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn cho các tỉnh phía Bắc, 6 bệnh viện cấp chuyên sâu.

Ngoài ra, tại các quận, huyện, thị xã có 30 trung tâm y tế với 518 trạm y tế xã/phường/thị trấn - là nơi cán bộ y tế gần dân nhất, với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cấp ban đầu và phòng, chống dịch bệnh. Cùng với đó là hơn 15.000 cơ sở y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Hằng năm, hệ thống y tế Thủ đô đã khám, chữa bệnh cho gần 10 triệu lượt người, phẫu thuật cho gần 300.000 bệnh nhân, cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo. Nhiều bệnh viện trực thuộc ngành y tế Thủ đô trở thành bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.