Nhật Bản chi gần 37 tỷ USD hỗ trợ đồng Yên
Trong tháng 7 vừa qua, giá yên liên tục đi xuống so với đôla Mỹ, có thời điểm chạm đáy 38 năm khi 161,9 yên đổi một USD. Giới chức Nhật Bản nhiều lần lên tiếng cảnh báo sẽ can thiệp để ngăn biến động quá đà.
Trong bối cảnh đồng tiền yếu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất chuẩn lên từ 0-0,1% lên 0,25%, mức lãi suất cao nhất tính đến hiện tại của Ngân hàng Nhật Bản kể từ năm 2008.

Sau quyết định tăng lãi suất, BOJ còn để ngỏ khả năng sẽ nâng lãi suất trong tương lai. Ngoài ra, BOJ cũng công bố kế hoạch từ nay đến quý 1/2026 giảm một nửa lượng mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ, từ mức 6 nghìn tỷ yên xuống còn 3 nghìn tỷ yên mỗi tháng.
Sau khi các nhà chức trách can thiệp thị trường, đà hồi phục của đồng yên được đẩy mạnh. Một số chuyên gia dự báo đà tăng này có thể đưa tỷ giá đồng yên lên mức 140 yên đổi 1 USD vào cuối năm nay và 125 yên đổi 1 USD vào cuối năm 2025.


Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã ban hành 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp với tổng số tiền 29.236 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 4/4 đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.
0