Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại

5 năm rưỡi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng, Nhà thờ Đức Bà Paris đã chính thức được mở cửa trở lại bằng một nghi lễ đầy cảm xúc với thông điệp cảm ơn.

Sau 5 năm rưỡi kể từ khi bị tàn phá bởi vụ hỏa hoạn kinh hoàng, Nhà thờ Đức Bà Paris đã mở cửa trở lại vào lúc 19 giờ 20 phút, sau khi Tổng Giám mục Paris, ngài Laurent Ulrich thực hiện nghi thức gõ cửa ba lần bằng gậy mục tử - biểu tượng cho sứ mệnh phục vụ của ông.

Buổi lễ đặc biệt này đã diễn ra với sự chứng kiến của hơn 40 nguyên thủ và lãnh đạo các nước, trong đó có Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, hàng trăm quan khách, cùng hàng trăm triệu khán giả trên thế giới chứng kiến qua chương trình truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Pháp.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ lòng biết ơn đối với toàn thể người dân Pháp, biết ơn tất cả những người đã cứu và xây dựng lại nhà thờ. Ông khẳng định đây là một minh chứng rõ nét về khả năng “có thể làm những điều tưởng chừng như không thể".

Từ "merci", có nghĩa là cảm ơn trong tiếng Pháp, được chiếu lên mặt tiền của Nhà thờ Đức Bà Paris để tri ân những người đã giúp cứu di tích này sau trận hỏa hoạn thảm khốc.

Nhà thờ Đức Bà Paris, công trình mang tính biểu tượng tôn giáo và văn hóa của nước Pháp, được phục hồi nhờ sức lao động của khoảng 2.000 người, từ các nghệ nhân chế tác gỗ, kim loại, đá, đến các thợ xây, thợ thủ công, kỹ sư, nhà nghiên cứu; tổng chi phí hơn 700 triệu Euro, được tài trợ chủ yếu từ 843 triệu Euro mà các nhà hảo tâm từ 150 quốc gia trên thế giới quyên góp.

Sau khi được phục dựng hoàn hảo, Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ bắt đầu đón khách tham từ ngày 8/12, và dự kiến đón từ 14 - 15 triệu lượt khách mỗi năm, cao hơn mức trung bình 12 triệu khách/năm trước hỏa hoạn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ít nhất 37 người chết và hàng chục người bị thương khi hai xe khách đối đầu nhau trên xa lộ hai làn xe ở Potosi, miền nam Bolivia.

Tổng thống đắc cử của Uruguay Yamandu Orsi đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 1/3 tại Montevideo, trước sự chứng kiến của một số nhà lãnh đạo nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Anh vừa ký một thỏa thuận đặc biệt, cho phép Ukraine vay 2,26 tỷ bảng Anh vào ngày 1/3.

Nhiều phản ứng, ý kiến trái chiều đã được giới lãnh đạo châu Âu đưa ra xoay quanh cuộc đấu khẩu nảy lửa giữa Tổng thống Ukraine và Tổng thống Mỹ.

Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài sẽ "đặc biệt tàn khốc" đối với những người dễ bị tổn thương trên toàn thế giới. Động thái này “đi ngược lại” các lợi ích toàn cầu của Washington.

Tổng thống Ukraine đã đặt chân đến London, Anh, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.