'Nhà hàng đặc biệt' dành cho những vị khách đặc biệt

Cũng là quán ăn giống như những cửa hàng khác, thế nhưng quán ăn trong bệnh viện được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng nên việc ăn uống của những người ra vào viện an toàn hơn.

7 giờ sáng mỗi ngày, các nhân viên bếp ăn tại Bệnh viện Giao thông vận tải bắt đầu nhận thực phẩm và nguyên liệu tươi; trong lúc đó, một số nhân viên khác đang phục vụ bữa sáng cho thực khách.

Anh Đặng Đình Mạnh, Quản lý bếp ăn Bệnh viện Giao thông vận tải chia sẻ: "Đây là một nhà hàng đặc biệt dành cho những vị khách đặc biệt. Buổi sáng thường bắt đầu từ 6h10 đến gần 7h sẽ có đông bệnh nhân đến ăn. Hoặc là lúc 10h sẽ có những bệnh nhân buổi sáng sớm phải xét nghiệm chưa ăn. Về cơ bản, khung giờ sẽ lệch một chút so với các quán bên ngoài bởi vì hầu hết đều phụ thuộc vào phác đồ điều trị của bệnh nhân".

Ngoài 80, bà Đinh Thị Mừng mỗi tháng đều được con gái đưa đi thăm khám tại Bệnh viện Giao thông vận tải - nơi bà đăng ký BHYT. Vì thế bà cũng trở thành khách quen của bếp ăn.

"Tôi hay khám bệnh ở đây, thỉnh thoảng cũng hay rẽ vào bếp ăn để uống cà phê hoặc ăn sáng", bà Mừng chia sẻ.

Không chỉ phục vụ khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong ngành, Bệnh viện Giao thông vận tải còn khám bệnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô và tiếp nhận các trường hợp chuyển nặng từ tuyến dưới. Mỗi ngày, hàng trăm lượt bệnh nhân ra vào thăm khám. Chính vì vậy, một bếp ăn để phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là hết sức cần thiết.

Người xuống bếp ngồi ăn, người xách cặp lồng mua cho người thân đang trong phòng bệnh hoặc có những bệnh nhân người nhà không đến chăm kịp đều xuống bếp ăn để không nhỡ bữa. Sẵn bếp ăn trong khuôn viên lại phục vụ đủ ba bữa với thực đơn được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng, nên khá nhiều bệnh nhân nội trú thuận tiện trong ăn uống và không cần người nhà tiếp tế thức ăn mỗi ngày.

Một bếp ăn phục vụ đầy đủ nhu cầu, bệnh nhân và người nhà không phải ra hàng quán bên ngoài khi đến bữa đã giúp nhịp sống của những người ở viện thuận tiện và dễ dàng hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.