Nguy cơ xung đột hạt nhân Nga - NATO
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg từng tuyên bố NATO không là một bên tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine và sẽ không điều động binh sĩ tới Ukraine. Liên minh này không có nghĩa vụ can thiệp vào cuộc xung đột, do Ukraine không phải là một quốc gia thành viên.
Trong cuộc họp báo ngày 2/5/2022, Thư ký báo chí Nhà Trắng khi đó là bà Jen Psaki cũng thẳng thắn tuyên bố xung đột Nga - Ukraine không phải là cuộc chiến ủy nhiệm. NATO và Mỹ không tham gia cuộc chiến này.
Tuy vậy, tài liệu mật của Mỹ và NATO với kế hoạch hỗ trợ Ukraine bị rò rỉ mới đây có thể là bằng chứng cho thấy sự can dự của các nước này vào cuộc xung đột. Theo giới quan sát, nếu đúng, sự can dự ấy sẽ chỉ khiến xung đột tiếp tục kéo dài và dẫn đến một cuộc chiến ủy nhiệm không hồi kết. Không chỉ vậy, việc NATO tiếp tục mở rộng thành viên, đưa liên minh quân sự này đến gần hơn các phần biên giới của Nga, còn có nguy cơ làm xung đột leo thang nguy hiểm, thúc đẩy Maxcơva tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân.
Ngày 4/4, quốc kỳ Phần Lan lần đầu tiên được kéo lên tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ), vào đúng dịp kỷ niệm 74 năm ngày thành lập khối quân sự này. Sự kiện đánh dấu sự thay đổi chiến lược của Helsinki, chấm dứt nhiều thập kỷ không liên kết quân sự.
Phản ứng về sự kiện trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng tư cách thành viên NATO của Phần Lan sẽ buộc Nga thực hiện các biện pháp đối phó để đảm bảo an ninh chiến thuật và chiến lược của chính mình, vì sự liên kết quân sự của Helsinki là sự leo thang của tình hình và xâm phạm an ninh của Nga.
“NATO đang mở rộng hướng về phía biên giới Nga chứ không phải Nga đang áp sát biên giới NATO với cơ sở hạ tầng quân sự của mình. Sự dịch chuyển này khiến chúng tôi phải lo ngại về an ninh quốc gia. Và mỗi khi NATO tiến gần hơn tới biên giới của chúng tôi, Nga sẽ hành động để tái cân bằng toàn bộ cấu trúc an ninh trên lục địa”, ông Dmitry Peskov nói.
Theo giới quan sát, tư cách thành viên NATO của Phần Lan sẽ kéo dài chiến tuyến của Liên minh quân sự này với Nga thêm 1.300 km, làm gia tăng thêm áp lực lên vùng Tây Bắc nước Nga. Nếu một lúc nào đó, NATO triển khai tên lửa tới Phần Lan thì Nga sẽ có ít sự lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai vũ khí hạt nhân tới vùng Baltic và Scandinavia. Khi ấy, đối đầu quân sự giữa Nga và NATO sẽ xấu đi và khả năng chiến tranh hạt nhân gia tăng.
Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ đã từ lâu triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các nước châu Âu, bao gồm Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga mới đây đã tạo răn đe bằng việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Ông Dmitry Suslov, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, nhận định việc Nga đã chuyển giao các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho Belarus có hai lý do. Lý do thứ nhất liên quan bản chất đối đầu lâu dài giữa Nga và phương Tây; quyết định của Mỹ và NATO tiến hành quân sự hóa lâu dài toàn diện châu Âu; sự gia tăng mạnh mẽ hiện diện quân sự của Mỹ và NATO ở Trung và Đông Âu, làm thay đổi cân bằng quân sự. Lý do thứ hai là Nga muốn gửi thông điệp cảnh báo tới NATO rằng chính sách chiến tranh hỗn hợp chống Nga là rất nguy hiểm bởi NATO đang gia tăng khối lượng, quy mô và chất lượng viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo quan điểm của Nga, NATO muốn làm cho Nga bị đánh bại về mặt chiến lược.


Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết thúc.
Gần một tuần sau khi công bố chính sách thuế gây chấn động toàn cầu, tại bữa tiệc gây quỹ của Đảng Cộng hoà NRCC hôm 8/4, Tổng thống Donald Trump nói rằng các nước đang “bợ đỡ” ông để mong được đàm phán thuế với Mỹ.
Cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ bùng nổ sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế đối ứng với Trung Quốc lên 125% dù quyết định hoãn áp thuế nhập khẩu mới với hầu hết các nước khác trong 90 ngày.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gợi nhớ lại cuộc chiến thương mại năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, tình hình lần này lại khác biệt.
0