Nguy cơ thiếu nhân lực ngành bán dẫn
Hà Nội được định hướng sẽ trở thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn theo Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 bởi có lợi thế là trung tâm kinh tế, trung tâm đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là nơi hội tụ nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Tường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, là cơ sở đào tạo duy nhất của Việt Nam được Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc lựa chọn hợp tác đào tạo thạc sĩ ngành bán dẫn và vi mạch.
Thời gian để đào tạo một kỹ sư bán dẫn là khoảng 3,5 - 4 năm. Các trường Đại học tại Hà Nội sẽ là các đơn vị đi đầu trong việc xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam. Chính phủ và lãnh đạo Hà Nội sẽ luôn đồng hành cùng cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để tạo ra môi trường kinh doanh và học thuật thuận lợi, khuyến khích sự đổi mới, nghiên cứu, phát triển, sản xuất trong lĩnh vực bán dẫn.

Nguy cơ thiếu nhân lực bán dẫn
Trong số 50 nghìn kỹ sư bán dẫn Việt Nam dự kiến đào tạo từ nay tới năm 2030, sẽ có: + 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn + 35.000 kỹ sư trong các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp bán dẫn. + ít nhất 5.000 kỹ sư có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo. |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết việc nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng về vi mạch bán dẫn là bài toán mấu chốt để Việt Nam phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, tham gia vào chuỗi giá trị ngàn tỷ USD này.
Trong hơn một năm trở lại đây, Việt Nam đón nhiều tổ chức quốc tế, tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán dẫn tới thăm và đặt kế hoạch hợp tác. Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam được dự báo sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng. Nhân lực bán dẫn chính là yếu tố quyết định và cũng là lợi thế của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội.
Dự báo đến năm 2030, ngành bán dẫn toàn cầu sẽ thiếu khoảng 1 triệu nhân lực. Với nguồn nhân lực trẻ dồi dào, chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.


Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
0