Nguy cơ hiệu ứng liên tiếp khi Argentina theo Mỹ rút khỏi WHO

Argentina ngày 5/2 thông báo sẽ rời khỏi tổ chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau hai tuần khi Mỹ rời khỏi tổ chức này. Động thái này có thể gây ra hiệu ứng liên tiếp ở các quốc gia đồng minh và thân cận với Mỹ.

Theo người phát ngôn của Tổng thống Argentina, quyết định được đưa ra dựa trên những khác biệt sâu sắc về cách quản lý y tế giữa Argentina với WHO, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Hiện tại, Tổng thống Argentina Javier Milei đã chỉ thị giới chức nước này phân tích những tác động pháp lý khi Argentina rút khỏi cơ quan y tế toàn cầu này. Việc mất thêm một quốc gia thành viên sẽ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, mặc dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho WHO trong ngân sách ước tính 6,9 tỷ USD của cơ quan này trong giai đoạn 2024-2025.

Nếu có thêm nhiều quốc gia rút lui khỏi WHO thì uy tín của tổ chức này với tư cách là cơ quan y tế toàn cầu duy nhất thực sự có thể bị ảnh hưởng. Động thái trên của Argentina nhiều khả năng sẽ mở ra một hiệu ứng liên tiếp ở các quốc gia đồng minh và thân cận với Mỹ, không chỉ rời khỏi WHO mà còn tiếp bước Tổng thống Donald Trump rút khỏi các tổ chức chương trình toàn cầu khác, mà trước mắt rất có thể là Thỏa thuận khí hậu Paris - một hiệp ước quốc tế nhằm mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.