Nguồn vốn làm lại cuộc đời
Điểm mới của quyết định này hướng tới hai đối tượng chính là người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mức vốn vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là 6,6%/năm, trong thời hạn tối đa 5 năm.
Cách đây vài tháng, anh Đào Xuân Trường - người từng có ba năm chấp hành án phạt tù tại phường Phố Huế đã mua một chiếc xe máy từ số tiền hỗ trợ của ngân hàng chính sách quận Hai Bà Trưng, để có phương tiện làm công việc chạy xe ôm công nghệ.

Anh Đào Xuân Trường - Phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Trước đây mình chưa có việc làm ổn định, toàn trông chờ vào đồng lương hưu của mẹ, không giúp đỡ gia đình nhiều. Nhờ có số tiền hỗ trợ mình mới có phương tiện để chạy thêm xe công nghệ buổi tối để có thu nhập tháng hơn chục triệu. Mình cảm thấy rất vui khi tự kiếm tiền và giúp đỡ được gia đình.”
Cũng là một người chấp hành xong án phạt tù trở về với cộng đồng, có thêm vốn từ nguồn vốn vay theo Quyết định số 22, anh Phan Ngọc Quảng sử dụng toàn bộ số vốn cho chăn nuôi và đầu tư mua máy may tại nhà. Từ thu nhập không ổn định, đến nay trung bình một tháng anh kiếm được từ 7 - 9 triệu đồng. Số tiền không phải lớn, nhưng anh Quảng luôn trân quý giá trị của sự lao động chân chính.
Anh Phan Ngọc Quảng – Xã Đường Lâm - Thị xã Sơn Tây cho hay: “Khi được tạo điều kiện vay 90 triệu thì mình cũng mua bò, gà, chim và sửa sang chuồng trại. Trong thời gian không có gì mà được ngân hàng tạo điều kiện cho vay thì mình rất phấn khởi và coi đó là động lực để vươn lên.”

Tính đến tháng 8/2024, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội đã thực hiện giải ngân cho vay hơn 8,2 tỷ đồng với 98 trường hợp. Thực tế cho thấy, Quyết định số 22 được đánh giá là đúng và trúng, khi đạt nhiều mục đích: vừa đảm bảo tính nhân văn, an ninh trật tự và dần thay đổi nhận thức, sự kỳ thị của xã hội đối với những người lầm lỡ.
Thượng tá Nguyễn Hữu Khánh - Trưởng Công an quận Tây Hồ cho biết: “Chúng tôi sẽ cần phải làm thêm nhiều việc quan trọng hơn nữa nhằm thực hiện tốt chính sách này như tổ chức thành một hợp tác xã để cho tất cả những người cần hỗ trợ dễ dàng tiếp cận, tìm những người có năng lực, trình độ để quản trị để tổ chức kinh doanh, buôn bán làm ăn hợp pháp. Điều này sẽ giảm những vấn đề về an ninh trật tự.”
Một công việc với thu nhập ổn định là niềm mong ước của những người bình thường, đó cũng là mong mỏi của những ai từng lầm lỡ sau khi chấp hành án tù phạt trở về địa phương. Trao cơ hội, chính là cách để họ hoà nhập với cộng đồng, được cống hiến sức lao động, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.


Hà Nội ngày 14/5 tiếp tục đón chào một ngày mới dịu dàng, se lạnh tựa như tiết thu. Nhiệt độ dao động từ 24 - 25 độ, độ ẩm khoảng 85%.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đến dự và trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 cho 549 đồng chí đảng viên đang sinh hoạt Đảng tại quận Thanh Xuân, trong sáng 13/5.
CSGT Hà Nội đã tăng cường việc xử lý nghiêm học sinh và các bậc phụ huynh chưa tuân thủ nghiêm luật an toàn giao thông đường bộ.
Nhiều đoạn trên đường tỉnh 418 nối các xã Sơn Đông, Cổ Đông của thị xã Sơn Tây với huyện Phúc Thọ đi Quốc lộ 32 chưa được hoàn thiện, xuất hiện những ổ gà, ổ trâu, đường xuống cấp…
Huyện Thanh Oai, Hà Nội vừa thông xe tuyến đường kết nối tỉnh lộ 427 và đường trục phía Nam, hay còn gọi là đường Đìa Muỗi kéo dài.
Hai vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra gần đây đều do lỗi thiếu quan sát của người tham gia giao thông, cảnh báo tới người điều khiển phương tiện trong việc tuân thủ luật giao thông, chú ý an toàn khi lưu thông trên các cung đường.
0