Nguồn vốn FDI cho bất động sản - cơ hội và thách thức

Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.

Tính đến ngày 31/8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD; trong đó, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,27 tỷ USD, gấp hai lần cùng kỳ năm 2023.

Số liệu từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho thấy, tính chung 9 tháng năm 2024, có khoảng 11 thương vụ M&A được ghi nhận đã giao dịch thành công. Tổng giá trị 9/11 thương vụ được cập nhật đạt hơn 1,8 tỷ USD. Giao dịch có giá trị cao nhất là 982 triệu USD, cao gấp 2,2 lần so với thương vụ lớn nhất được ghi nhận tính đến đầu tháng 12/2023.

Bà Nguyễn Lê Dung, Trưởng bộ phận Đầu tư Bất động sản Savills Hà Nội cho biết: "Đây là một tiềm năng rất lớn đối với lại các doanh nghiệp bất động sản trong nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn về mặt tài chính và họ đang tìm kiếm các cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp đầu tư của mình thông qua hoạt động mua bán sáp nhập cũng như là hoạt động đầu tư, kinh doanh".

Dù vậy, dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ, rõ ràng. Thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đặc biệt là đất đai vẫn phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài. Bên cạnh đó là vấn đề liên quan đến tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Nhiều dự án trì trệ, chậm triển khai, thậm chí để treo nhiều năm gây sự lãng phí tài nguyên đất đai.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính cho rằng: “Thị trường Việt Nam còn rất hạn chế trong việc mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Đứng tên một công ty nước ngoài mà kinh doanh bất động sản ở Việt Nam thì còn rất nhiều hạn chế. Và đặc biệt một điều nữa là thị trường bất động sản Việt Nam không có công cụ tài chính mà tại nước ngoài thường có, đó là bảo hiểm về quyền sử dụng đất hoặc bảo hiểm về quyền sở hữu bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài rất ngần ngại khi họ vào thị trường bất động sản tại Việt Nam nếu không có bảo hiểm”.

Gia tăng thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản là một xu thế tất yếu trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, một số chính sách được quy định trong Luật Nhà ở 2023 đã thông thoáng hơn, tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc thu hút vốn FDI vào thị trường bất động sản vẫn còn có những thách thức cần sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Đó là tình trạng nhiều dự án trì trệ, chậm triển khai, thậm chí để treo nhiều năm gây sự lãng phí tài nguyên đất đai, làm xấu “bộ mặt” đô thị, ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường bất động sản.

Cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản - đây là khuyến cáo được nhiều chuyên gia đề cập. Theo đó, các địa phương cần hướng đến các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt và uy tín; đồng thời, cần thực hiện nghiêm túc và hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án FDI vào lĩnh vực bất động sản nhằm lựa chọn các dự án có chất lượng phù hợp, tránh dự án đầu tư ảo, dự án chậm triển khai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.