Nguồn cung bất động sản có khan hiếm?
17.100 nhà, đất nền, chung cư là con số tồn kho bất động sản tại các dự án trong quý II năm nay. Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, nhà ở riêng lẻ đang tồn hơn 7000 căn, đất nền còn tồn hơn 7000 nền, chung cư tồn gần 3000 căn, phần lớn là các chung cư trung và cao cấp.
Một nghịch lý đang xuất hiện là dù lượng tồn kho còn khá lớn, nhưng giá bán vẫn tiếp tục tăng phi lý, cho thấy có dấu hiệu giá ảo. Thị trường suốt thời gian dài vừa qua đang bị dẫn dắt bởi giới đầu cơ. Gom hàng tại các dự án - om hàng nhằm tạo khan ảo, rồi thổi giá là chiêu trò quen thuộc được sử dụng.
Không khó để bắt gặp những thông tin: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không còn căn hộ chung cư dưới 50 triệu đồng/m2, hay nguồn cung ngày càng khan hiếm do siết phân lô, bán nền... Thông tin nhiễu loạn nhằm đánh trúng vào hội chứng tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) để lôi kéo khách hàng.
Dù vậy, chiêu trò này đến nay đã không còn tác dụng khi Đài Hà Nội và các cơ quan truyền thông nhiều lần chỉ rõ. Người mua cũng đã có tâm lý thận trọng khi lựa chọn. Cũng bởi vậy mà giao dịch chỉ sôi động trên mạng, còn thực tế lại không nhiều.
Ông Bùi Anh Giáp, Phó Chủ tịch Công ty CP Đầu tư hệ thống PMAXLAND, cho biết: “Thực ra những chung cư cao cấp tự phong sẽ khiến cho giá bất động sản trên thị trường sẽ có những biến động, loạn giá và gần như đẩy giá bất động sản chung cư tăng cao, khiến cho người có thu nhập thấp khó tiếp cận với những chung cư giá phù hợp”.
Đối với những dự án mới mở bán, giới đầu cơ lại thi nhau tạo nhu cầu ảo với lượt booking khủng, kèm theo đó là mức giá trên trời, từ 80 đến hơn 100 triệu/m2. Đặc biệt, có dự án mở bán lại sau nhiều năm bỏ không như D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh ở số 6 Nguyễn Văn Huyên, nhiều căn hộ giá lên tới gần 200 triệu/m2.
Nguồn cung hiện hữu chủ yếu cho đầu cơ, dẫn đến tình trạng nguồn cung cho cầu ảo. Nhu cầu của đại đa số người dân thì gần như không được đáp ứng.
Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho biết: “Không chỉ thiếu nguồn cung, mà còn là cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, khi nhà ở cho người thu nhập cao vẫn còn nhiều hơn”.
Thị trường vắng bóng nhà giá rẻ là mục tiêu mà giới đầu cơ hướng đến. Khi các dự án bị đẩy lên với mức giá trên trời, thì họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều qua việc ăn chênh. Đây chính là nguyên nhân chính gây loạn giá, đẩy giá nhà lên quá cao so với giá trị thực. Người dân luôn phải chịu thiệt thòi khi mất tiền thật để mua nhà giá trị ảo.
Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam, cho biết: “Nó tác động đến không chỉ là những người có nhu cầu ở thực đâu, mà còn có những hệ lụy lớn hơn, thậm chí đến cả nền kinh tế. Tôi nói ví dụ, đầu tiên nó làm méo mó thị trường BĐS, bởi vì tạo nên một sàn giá ảo trong BĐS nói chung và nhà ở, nhất là chung cư nói riêng”.
Nguồn cung BĐS có thực sự khan hiếm? Câu trả lời là không. Bởi lẽ riêng tại Hà Nội, tính đến hết tháng 8, thị trường đón nhận 9 dự án với hơn 5.300 căn hộ hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán.
Mới đây, UBND thành phố còn phê duyệt Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 3) gồm 36 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với 10 dự án đang triển khai, dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021 - 2025 và 26 dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn sau 2025.
Bên cạnh đó, có 85 các dự án đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, Hà Nội đã bổ sung 15 khu đất mới quy mô lớn để đầu tư các dự án nhà xã hội tập trung, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Trong đó có 2-3 khu xây nhà ở công nhân gần các khu công nghiệp. Mỗi khu đất dự kiến xây dựng khoảng 2.000 căn, tổng 30.000 căn.
Vừa qua, thành phố cũng phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án nhà xã hội độc lập với khoảng 1 triệu mét vuông sàn, chuẩn bị đấu thầu chọn nhà đầu tư.
Có thể thấy, trong tương lai gần, nguồn cung tại Hà Nội sẽ được bổ sung rất nhiều căn hộ. Bên cạnh đó, nguồn cung đất nền cũng rất dồi dào khi các huyện ngoại thành đang tập trung rà soát và mở lại các phiên đấu giá đất với giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, các giải pháp ngăn chặn đầu cơ, trục lợi cần được triển khai hiệu quả. Bởi thực tế, không chỉ có đất nền, chung cư, mà nhà ở xã hội cũng đang trở thành món hàng mua bán với giá tăng phi lý.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0