Người trẻ thưởng trà
Những tưởng trà sẽ bị phai nhoà theo thời gian, lu mờ trước những loại nước uống có ga hay các loại nước pha chế khác của cuộc sống hiện đại, thế nhưng nhiều người lại thích tìm về thú vui thưởng trà, dù đơn sơ hay cầu kỳ, dù loại cực phẩm hay chỉ là thức uống bình dân...
Các quán trà truyền thống không có sự phát triển nở rộ như nhiều đồ uống khác nhưng vẫn có cho mình những tệp khách hàng thân thiết. Điểm khác biệt rõ rệt nhất của các quán trà chính là sự bình yên thư thái trong không gian truyền thống.
Ở những quán trà như thế, khách hàng phần nhiều là những người trẻ và trung tuổi. Tuy có khoảng cách về tuổi tác nhưng họ cùng chung một niềm yêu thích với hương vị của các thức trà truyền thống. Hồng trà, lục trà, bạch trà, trà ô long, phổ nhĩ,… những cái tên đã tạo nên cảm xúc cho biết bao người.
Một không gian thanh tao, nhẹ nhàng; người trà chủ hiểu biết và tinh tế với những ấm trà đượm hương, thấm vị, quán trà truyền thống với phong cách như thế đã đưa văn hóa trà Việt tiếp cận nhiều khách hàng hơn, giúp họ hiểu hơn về những nét đẹp xưa cũ và để sống chậm hơn.
Đặng Thái Sơn - Sugi tea Đông Anh là một trong những trà chủ nhiều kinh nghiệm. Anh đến từ vùng trà Suối Giàng, bởi thế trong các cuộc trò chuyện với khách, anh luôn thể hiện sự trân trọng của mình với những khách trà.
Một trong những ý do đầu tiên khiến người trẻ ngày nay thích tìm hiểu về trà đó là những không gian trà đa dạng. Là những không gian khép kín với trà chủ, trà nương, là những không gian mở để khách tự do pha chế, hoặc những không gian giản dị đến bất ngờ. Hương vị trà, sự lan tỏa niềm yêu thích của những người đam mê trà chính là yếu tố quan trọng để hấp dẫn người trẻ.
Và dù thưởng trà theo xu hướng hiện đại hay phong cách truyền thống thì những loại trà thơm vẫn luôn chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống của người Việt. Một ấm trà nóng hay những ly trà pha chế đều giúp cuộc chuyện trò, buổi gặp gỡ thêm phần thú vị.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0