Người trẻ dùng biện pháp tiêu cực để ứng phó với stress

Ngày càng nhiều người trẻ tìm đến những cách tiêu cực để giải tỏa stress, trong đó có hành vi tự hành hạ bản thân.

Một bệnh nhân nhập viện tâm thần, bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhiều vết rạch trên tay. Qua trò chuyện thì phát hiện em gặp phải nhiều áp lực từ cuộc sống gia đình thiếu sự kết nối khi bố mẹ chỉ lo kiếm tiền. Trong một lần bị điểm kém ở kỳ thi, bị mẹ mắng nặng lời, khiến em có cảm giác "thất bại" và "tức giận" em đã lấy dao lam rạch lên cánh tay của mình và cảm thấy đỡ căng thẳng, nhẹ nhõm hơn.

Sau 30 ngày điều trị với các liệu pháp kết hợp, tình trạng bệnh của em đã cải thiện và hiện đang điều trị ngoại trú. Theo các bác sĩ đây là một dạng rối loạn tâm thần, biểu hiện thông qua các hành vi tiêu cực tự hành hạ bản thân để giải tỏa.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Hội chứng xuất phát từ tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm đang âm thầm, lẩn khuất trong cuộc sống, nhất là đối với giới trẻ, đây là đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm sống, thường tự hủy hoại cơ thể để trốn tránh hoặc giải tỏa cảm xúc của mình. Hội chứng tự ngược đãi bản thân mang theo nhiều nguy cơ, biến chứng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Người bệnh cần được chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè và bác sĩ."

Theo các bác sĩ, bệnh này có thể gặp ở mọi người, ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nhưng phổ biến nhất ở tuổi thanh, thiếu niên, nhất độ tuổi từ 12-15. Thực tế cho thấy có 17-18% thanh niên cho biết đã có hành vi tự gây thương tích ít nhất một lần trong đời, 6% có bệnh mãn tính và nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khẳng định đây không phải là hành vi để tự sát mà là để giảm đau buồn, căng thẳn, nhưng nếu các vết thương cứ sâu dần thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sỹ cũng khuyến khích bệnh nhân bơi lội, đạp xe, thở, thiền để thư giãn và học cách kiểm soát bản thân, suy nghĩ tích cực hơn; ăn ngủ đúng giờ… là một trong những biện pháp giúp trẻ giảm các áp lực. Hiện nay không có phác đồ chung cho trẻ có hành vi tự hành hạ bản thân mà các bác sĩ điều trị sẽ mang tính cá thể hoá cho từng bệnh nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.