Người tiêu dùng Việt đã cảnh giác hơn trước Temu
Chị Thu Hiền, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thường xuyên truy cập các trang bán hàng để mua hàng. Tuy nhiên, thông tin sàn TMĐT Temu chưa đăng ký kinh doanh tại Việt Nam đã khiến chị cảnh giác và thận trọng hơn, thay vì sự tò mò háo hức vì mức giá hấp dẫn như ban đầu.
Chị Lưu Thu Hiền cho biết: “Mình thấy sàn Temu vào thị trường Việt Nam cũng một thời gian rồi nhưng mình vẫn chưa dám dùng. Tại vì mới nên mình chưa trải nghiệm, mà cũng chưa có nhiều review, mình cũng không dám chắc về chất lượng của nó. Chắc là một thời gian nữa mình mới dám dùng. Có thể hiện tại giá nó rẻ hơn nhiều sàn nhưng rủi ro cũng nhiều hơn. Như Tiktok hồi mới vào mình cũng chưa dám thử, nhưng giờ lại đặt Tiktok nhiều”.
Còn anh Lê Quang Dũng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cho hay: “Ban đầu tôi thấy mọi người mua nhiều sản phẩm ở trên sàn Temu, theo phong trào tôi cũng tải xuống và mua một số sản phẩm. Nhưng sau khi đọc một số bài báo uy tín thì tôi biết được Temu chưa đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và nó không cho phép thanh toán trả sau thì tôi cũng nghi ngờ về độ uy tín của sàn và chất lượng của sản phẩm”.
Tâm lý cảnh giác là một một tín hiệu tích cực khi người tiêu dùng Việt Nam đã cân nhắc và lo lắng về các rủi ro pháp lý, thay vì bị cuốn hút bởi giá rẻ và khuyến mãi. Sự thận trọng này cho thấy ý thức bảo vệ quyền lợi cá nhân của người tiêu dùng đang ngày càng được nâng cao. Cơ quan chức năng cùng các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã vào cuộc để cảnh báo người dân về những rủi ro có thể gặp phải khi mua sắm trên các sàn TMĐT chưa chính thống.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết: “Phương châm của hội chúng tôi là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng tôi tuyên truyền cho người tiêu dùng biết là cần phải rất thận trọng khi lựa chọn các sàn để mua, và lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng hóa dịch vụ. Bản thân người tiêu dùng nhắc nhở nhau đi theo con đường lành mạnh. Về mặt trung ương hội, chúng tôi sẵn sàng tham gia xử lý vi phạm của các đơn vị, các sàn, các nhà cung cấp đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng”.
Theo thông tin mới nhất, sàn Temu đang giới hạn khách hàng chỉ được mua đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1.000.000 đồng. Bộ Công Thương đang yêu cầu Temu hoàn thành đăng ký kinh doanh tại Việt Nam trong tháng 11.
Kể từ đầu năm đến nay, giá bất động sản liên tục tăng cao, tuy nhiên lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn lại cũng ngày càng phình to. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản. Tại sao lại có nghịch lý như vậy và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này?
Hôm nay, 20/11, Vingroup công bố thành lập CTCP Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Công ty do Vingroup nắm giữ 51% cổ phần.
Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã:BSR) thông báo đã hoàn thành mục tiêu sản lượng năm 2024, đạt 5,73 triệu tấn sản phẩm vào ngày 18/11, sớm 43 ngày so với kế hoạch.
VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu, tuy áp lực bán xuất hiện trở lại nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh tích cực.
Ngày 19/11, Cục Thuế Đắk Lắk chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đến Công an tỉnh để điều tra dấu hiệu trốn thuế.
Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
0