Người giữ 'hồn' cho lụa Phùng Xá
Sinh ra trong tiếng canh cửi của làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng bên bờ sông Đáy, từ 6 tuổi, bà Phan Thị Thuận đã biết hái dâu nuôi tằm. Gắn bó với làng nghề, yêu những nong tằm nong kén, bà đã dành tâm huyết để góp phần phát triển ngành dệt tơ tằm Việt Nam.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận chia sẻ: "Muốn phát triển thì luôn luôn có những ý tưởng đổi mới sáng tạo và truyền nghề dạy nghề cho các thế hệ mai sau. Từ năm 2010, tôi quyết định một lối đi mới cho ngành tơ tằm của Việt Nam. Đó là dùng con tằm làm thợ. Con tằm làm thợ dệt tức là tôi nuôi con tằm, tôi chăm sóc con tằm và tôi hiểu được con tằm. Ăn lá dâu trong 20 ngày đủ tơ trong bụng nó và nó làm thành tổ kén. Chúng tôi sẽ ươm tơ, se tơ dệt lụa. Lối đi mới của ngành tơ tằm của chúng tôi là tôi sẽ dùng con tằm làm thợ".
Trăn trở suy nghĩ rồi thử nghiệm, bà sáng tạo ra nhiều cách để sản phẩm tơ ngày càng bền, đẹp, đa dạng. Để tằm tự dệt là một trong số đó. Bà để tằm nhả tơ tự do rồi tìm cách cho con tằm đi theo hàng lối để tơ quấn tự nhiên vào nhau, cho ra những mảnh lụa bền chắc, phẳng mịn, không kỹ thuật dệt nào của con người có thể sánh kịp. Cách làm sáng tạo này còn giúp giảm bớt chi phí nhờ bỏ qua được các công đoạn kéo kén, ươm tơ, cào bông...
Vài năm trở lại đây, bà Thuận đã nghiên cứu và làm thành công tơ sen. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận cho biết: "Khi chúng tôi cảm nhận được rằng tôi đã giữ được nghề và phát triển được nghề tơ tằm thì bắt đầu tôi nghiên cứu sợi tơ trong cuống cây sen. Rất may mắn cho tôi là gặp được đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đến huyện Mỹ Đức và cũng đề xuất với huyện Mỹ Đức là tìm cho tôi một người nghệ nhân giỏi để làm tơ sen. Và tôi may mắn là được làm cho đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh và cũng được tham gia đề tài lấy sợi tơ từ cuống cây sen. Tôi đã thành công trong việc rút tơ từ cuống cây sen và diệt lụa tơ sen tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức".
Nhiều thợ ươm tơ, dệt vải trong xã có thêm động lực bám trụ với nghề truyền thống. Những năm gần đây, làng tơ tằm xã Phùng Xá đã trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF VII), ngày 7/11, Viện Phim Việt Nam khai mạc Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh" tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia.
Vườn hoa Lý Tự Trọng trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa được cải tạo với kinh phí 25 tỷ đồng, đã mang một diện mạo mới, khang trang và sạch đẹp.
Trong nỗ lực hội nhập, phát triển và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Hà Nội đã ký kết hợp tác với Hội đồng Thủ công thế giới nhằm phát triển bền vững làng nghề.
Đầu tháng 11, họa sĩ nổi tiếng Trần Lưu Mỹ đã tổ chức triển lãm cá nhân “Khoảng trống III”. Nối tiếp hai triển lãm trước đã từng rất thành công, những bức tranh của họa sĩ Trần Lưu Mỹ dẫn dắt người xem vào thế giới của nghệ thuật trừu tượng ấn tượng.
Chùa Đậu ở huyện Thường Tín, Hà Nội vẫn giữ nguyên nét trầm mặc, cổ kính. Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc, là điểm đến quen thuộc của Phật tử, du khách khắp miền.
Với chủ đề “Thúc đẩy dòng chảy văn hoá sáng tạo Thủ đô”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức khai mạc vào thứ Bảy (9/11) và kéo dài đến hết ngày 17/11.
0