Người đứng đầu phải tiên phong trong chuyển đổi số
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số diễn ra ngày 19/7.
Hội nghị đánh giá, Chính phủ số tiếp tục có bước phát triển, với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh, có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính, 43/53 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06.
Kinh tế số, xã hội số tiếp tục phát triển mạnh mẽ, giá trị xuất khẩu đạt trên 110 tỷ USD năm 2023; doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin năm 2023 đạt 13 tỷ USD; doanh thu thương mại điện tử năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD; thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước.
Các cơ sở dữ liệu mang tính nền tảng như: dân cư, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, giáo dục và đào tạo... đã đi vào vận hành ổn định, mang lại hiệu quả tích cực.
Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về kết quả chuyển đổi số của Việt Nam, trong đó, Chỉ số Chính phủ điện tử năm 2022 xếp hạng 86/193, Chỉ số Đổi mới sáng tạo luôn duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay; năm 2023 xếp hạng 46/132…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”; niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới.
Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số với tinh thần là “5 bảo đảm”, “5 đẩy mạnh”, gắn với “5 không”. Trong đó, “5 bảo đảm” gồm: Bảo đảm triển khai chuyển đổi số, Đề án 06 đồng bộ, hiệu; Bảo đảm nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia; Bảo đảm 100% dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho người dân; Bảo đảm nhân lực cho chuyển đổi số và các ngành kinh tế mới nổi; Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
“5 đẩy mạnh" là: thứ nhất, đẩy mạnh thống thống nhất nhận thức và hành động đẩy mạnh; thứ hai là đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đẩy mạnh; thứ ba là đầu tư cho hạ tần số quốc gia thông suốt, hiệu quả, phù hợp, tiết kiệm; thứ tư là đẩy mạnh an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu; thứ năm là đẩy mạnh xây dựng văn hóa số người, số đấy, nhân tài số kỹ năng số thứ và nhân lực số.


Trong khuôn khổ chuyến thăm Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Belarus ký kết Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam coi Belarus là đối tác quan trọng ở khu vực và mong muốn mối quan hệ này không ngừng phát triển vì lợi ích của hai dân tộc.
Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vào ngày 12/5. Trong đó, các đại biểu quan tâm về cơ chế ưu đãi doanh nghiệp tương thích với các Nghị quyết của Bộ Chính trị vừa ban han hành, điển hình như Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Số lượng thành viên của Ủy ban bầu cử cần có sự linh hoạt để các địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù dân số. Đây là một trong nhiều ý kiến được nêu ra khi bàn luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Việc rút ngắn ba tháng nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp sẽ tạo điều kiện tổ chức sớm bầu cử Quốc hội khóa XVI ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan.
0