Người dân nên chủ động tiêm phòng cúm

Chiến lược hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh cúm mùa là tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm, bởi virus gây cúm mùa mỗi năm thường không giống nhau.

Đặc biệt, ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, vaccine cung cấp sự bảo vệ tốt nhất để chống lại bệnh cúm mùa do các chủng có trong vaccine gây ra, bắt đầu có hiệu quả từ 10-14 ngày sau khi tiêm.

Đến lịch tiêm vaccine cúm cho con trai, chị Nguyễn Thị Hằng (quận Hà Đông) cũng tìm hiểu và nghe tư vấn thêm về tình hình dịch cúm hiện nay.

Chị Hằng lo hệ miễn dịch của con còn non yếu, bản thân chị cũng vừa trải qua một đợt cảm cúm nên luôn phòng ngừa để bảo vệ cho con, như: đeo khẩu tr ang, tránh nơi đông người và tiêm vaccine phòng cúm mùa cho con và cho bản thân.

Bác sĩ Đỗ Thị Hồng Phúc – Trung tâm Tiêm chủng I-Health Vaccine – 98 Ba La – quận Hà Đông – cho biết: "Đối tượng tiêm cúm rất rộng rãi, vaccine được chỉ định từ 6 tháng tuổi đến người lớn, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 9 tuổi tiêm hai mũi đầu đời, cách nhau khoảng một tháng. 9 tuổi trở lên thì tiêm mỗi năm một lần. Đó là phác đồ tiêm ưu việt nhất".

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa, nhu cầu tiêm vaccine phòng cúm cũng gia tăng. Nhiều người nghĩ cúm là bệnh nhẹ nên không khám sớm. Tuy nhiên, với người có bệnh nền, cúm có thể gây biến chứng nặng. Khi nhập viện muộn, bệnh nhân suy đa cơ quan, điều trị rất khó khăn. Phát hiện sớm là yếu tố quyết định.

Các bác sĩ cũng lưu ý thêm:

Cúm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những người có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi. Các trường hợp đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương điều trị cách ly một nam thanh niên ở Bắc Ninh mắc viêm não mô cầu diễn biến nguy kịch.

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.