Người dân không nên chủ quan với bệnh Glocom
Glocom là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tại xã Hoa Viên, huyện Ứng Hòa, một bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán mắc Glocom góc mở. Do khám ở giai đoạn muộn, mắt trái của bệnh nhân đã mất thị lực hoàn toàn, mắt phải chỉ còn 3/10. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Mắt Hà Nội và phải duy trì khám định kỳ, cũng như sử dụng thuốc hàng ngày để kiểm soát bệnh.
Glocom là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, với khoảng 50% người mắc không biết mình có bệnh và không đi khám kịp thời. Bệnh có hai thể chính là Glocom góc đóng và Glocom góc mở.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh không rõ ràng nhiều người bỏ qua. Khi phát hiện, bệnh đã tiến triển nặng với tổn thương dây thần kinh thị giác không thể phục hồi, làm suy giảm nghiêm trọng chức năng thị giác.
Theo ThS.BS Vũ Dương Hồng, Khoa Chấn thương Glocom, Bệnh viện Mắt Hà Nội, việc thăm khám định kỳ giúp kiểm soát tổn thương do bệnh gây ra, đồng thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biến chứng khác.
TS.BS Hoàng Trần Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, nhấn mạnh nhiều bệnh nhân chỉ có triệu chứng mơ hồ như nhức đầu, tức mắt, khó chịu nhẹ. Khi đến khám, phần lớn đã ở giai đoạn muộn, không thể cứu vãn thị giác.
Khám mắt định kỳ là điều kiện tiên quyết để phát hiện sớm Glocom, giúp kiểm soát bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ mù lòa.


Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi, là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy. Nhiều người vì cờ bạc mà gia đình tan vỡ, kinh tế suy sụp nhưng họ vẫn lao vào trò đỏ đen. Đáng chú ý có tới 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.
Đồng hành với bác sĩ trong điều trị mỗi ca bệnh luôn có sự đóng góp của điều dưỡng viên. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phải điều trị dài ngày, thậm chí nhiều năm thì những người điều dưỡng còn trở thành người thân của họ.
Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
0