Người con Hà Nội, quê hương Điện Biên

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công trình đại thủy nông Nậm Rốm, nhiều người con Hà Nội khi ấy đã chọn tiếp tục ở lại xây dựng Điện Biên như chính quê hương mình.

Những ngày giữa tháng 4, lòng chảo Điện Biên nóng bức vì gió Lào. Nhưng gần một tháng nay, những cựu thanh niên xung phong, đang sinh sống tại thành phố Điện Biên vẫn đều đặn ngày hai lần đến sân vận động tập diễu hành cho lễ kỷ niệm sắp diễn ra tháng 5 tới.

Gần 1 tháng nay, những cựu thanh niên xung phong đang sinh sống tại thành phố Điện Biên đều đặn ngày 2 lần đến sân vận động tập diễu hành cho đại lễ kỷ niệm sắp diễn ra tháng 5 tới.

Mỗi dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, những người cựu thanh niên xung phong năm nào lại tề tựu, cùng thăm lại công trình Nậm Rốm. Đại thủy nông Nậm Rốm với hai tuyến kênh cấp 1 tả - hữu dài hơn 34km bao bọc cánh đồng Mường Thanh. Công trình được hoàn thành sau hơn 6 năm khởi công, xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những vật dụng thô sơ. Đây là công trình nặng nghĩa tình của người dân Hà Nội, là công trình thuỷ lợi lớn thứ hai ở miền Bắc, sau Bắc Hưng Hải.

Mỗi dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, những người cựu thanh niên xung phong năm nào lại tề tựu, cùng thăm lại công trình Đại thủy nông Nậm Rốm.

Công trình này được khởi công xây dựng từ năm 1963, với mục tiêu khai hoang, cứu đói và nâng cao đời sống cho đồng bào Điện Biên lúc bấy giờ. Lực lượng nòng cốt là hơn 2.000 cán bộ, đội viên thanh niên xung phong cùng đồng bào các dân tộc, trong đó, có khoảng 800 thanh niên Hà Nội.

Công trình được hoàn thành sau hơn 6 năm khởi công, xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những vật dụng thô sơ.

Suốt 6 năm xây dựng, đã có 32 đợt ném bom đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ nhằm vào công trình Nậm Rốm. Nhưng người Hà Nội và người Điện Biên đã cùng nhau vượt qua. Năm 1969, nước từ dòng Nậm Rốm đã được dẫn vào các cánh đồng của Mường Thanh qua những con kênh của Đại thủy nông Nậm Rốm. 

Diện tích tưới tiêu khu vực vùng lòng chảo Điện Biên được mở rộng từ 2.000 ha lên đến gần 6.000 ha.

Công trình Nậm Rốm khi ấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân Điện Biên, từ một vụ mùa năng suất thấp tăng lên 2 vụ lúa và thêm vụ hoa màu. Diện tích tưới tiêu khu vực vùng lòng chảo Điện Biên được mở rộng từ 2.000 ha lên đến gần 6.000 ha. 

Sau khi công trình Nậm Rốm hoàn thành, hơn 100 cựu thanh niên xung phong Hà Nội đã ở lại tiếp tục xây dựng kinh tế mới cho mảnh đất vùng biên. Hiện nay, còn lại 22 người. Người trẻ nhất giờ cũng ngoài 80 tuổi. 

Ngày nay, nghĩa tình Hà Nội - Điện Biên vẫn luôn được bồi đắp gắn bó keo sơn. Hà Nội đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi cho Điện Biên. Ngày 24/4 tới, công trình Trường Tiểu học Hà Nội Điện Biên do Hà Nội hỗ trợ 100% chi phí để tu bổ, xây mới sẽ được khánh thành nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng loạt hố ga trong khu đất đấu giá phường Phú Lương, quận Hà Đông hiện bị mất nắp, nhưng chỉ được che chắn, cảnh báo sơ sài và người dân đang hàng ngày đối mặt với tình trạng mất an toàn giao thông.

100% quân số Cảnh sát giao thông từ ngày 5/4 đã được huy động tăng cường trên hàng chục điểm nút giao thông trọng điểm, tuyến cửa ngõ ra vào thành phố để bảo đảm cho người dân đi lại được an toàn, thông suốt.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 được khởi công từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành 2027, tuy nhiên, hơn hai năm qua, việc triển khai đang chậm trễ, nhà thầu thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.

So với việc để người dân, hộ kinh doanh tự do lấn chiếm, việc triển khai cho thuê vỉa hè với những quy định về khai thác không gian, diện tích… là giải pháp được lợi nhiều mặt.