Người bệnh lạm dụng kháng sinh, bác sĩ 'bó tay'
Các bệnh nhân mắc vi khuẩn đa kháng đa số diễn tiến rất nặng, khiến bác sĩ khó khăn khi lựa chọn phác đồ điều trị, thậm chí bất lực trong việc cứu người bệnh.
Một bệnh nhân kể lại: "Chỉ nghĩ là ốm bình thường thì đến hiệu thuốc để mua thuốc uống, không ngờ nó lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vậy"
Nhiều người có thói quen tới nhà thuốc, kể những triệu chứng bệnh rồi người bán thuốc dựa vào đó bán thuốc cho mình.

Đó là tâm lý của nhiều người dân hiện nay khi có những triệu chứng đau đầu, ho, sốt hay đau bụng điều đầu tiên người dân nghĩ đến là ra hiệu thuốc để mua. Và đó cũng là hậu quả của việc kháng thuốc nhiều năm qua.
Bệnh nhân này bị nhiễm trùng huyết phải thở máy, mở nội khí quản - nhưng điều mà các bác sỹ lo ngại là tình trạng kháng kháng sinh. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn cho thấy bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng từ cộng đồng.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Bá Cường, Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai: "tự dùng thuốc kháng sinh, gọi lang vườn đến châm cứu, người ta tự tiêm thuốc vào đấy, thế là vi khuẩn từ đường truyền, đường tiêm, đường châm cứu nó đi vào máu, nó đi khắp nơi trong cơ thể. Đặc biệt, vi khuẩn này đi đến tim khiến tụ cầu vàng từ cộng đồng sẽ nhạy cảm hơn với kháng sinh. Sau khi bệnh nhận vào viện, cấy một con tụ cầu thì lại xảy ra phản ứng kháng kháng sinh như kiểu một con tụ cầu vàng trong bệnh viện".
Một bệnh nhân, sau khi dùng một số loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn do sốt xuất huyết dẫn đến bị tổn thương da, dị ứng phải thở máy và xuất hiện thêm tình trạng viêm phổi phải thở máy. Tình trạng bệnh nặng và dị ứng với kháng sinh, bệnh nhân đã được lấy đờm sau khi đặt nội khí quản để xác định thêm khả năng kháng thuốc.

Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ thứ nhất thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ ba. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng trầm trọng khi nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh mà nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh.


Bệnh viện, nơi người ta thường nói về những cuộc chiến sinh tử, có những người không khoác áo blouse trắng, không cầm dao mổ, không ra y lệnh, thế nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi nếu thiếu họ thì hệ thống y tế sẽ như thế nào?
Phẫu thuật ghép tạng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Nhưng ngoài vai trò của các bác sĩ phẫu thuật, còn một vai trò quan trọng khác, đó là theo dõi điều trị của bác sĩ sau phẫu thuật.
Dù mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2024 nhưng Bệnh viện Nhi Hà Nội đã và đang trở thành địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy đối nhiều người dân.
Nhân ngày cả xã hội tôn vinh những người khoác trên mình chiếc áo blouse trắng với sứ mệnh thiêng liêng, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Tai Mũi Họng ở Việt Nam nhấn mạnh: “Nghề y không đơn thuần chỉ là một công việc, mà còn là một sứ mệnh cao cả”.
Hơn 60 năm qua, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, kỹ thuật hiện đại góp phần chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong suốt 70 năm qua, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, kiểm soát tốt dịch bệnh, giám sát chặt chẽ công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.
0