Ngôi chùa không đốt vàng mã
Theo ước tính, mỗi năm người Việt đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng gần 5.800 tỷ đồng hóa thành tro bụi. Không chỉ lãng phí tiền của mà việc đốt vàng mã còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn trong phòng cháy chữa cháy. Đáng nói, phong tục đốt vàng mã cũng không có trong văn hóa Phật giáo. Nhiều nhà chùa không tán thành việc đốt vàng mã.
"Vàng mã thứ nhất là gây lãng phí về kinh tế, những tờ tiền in màu sắc như thế, mất bao nhiêu tiền, xong mình đốt mình hóa đi thì rất là lãng phí. Tiền đấy nếu như mình có lòng thành dâng lên Phật, dâng lên tổ tiên thì mình có thể làm công đức, điều đó còn thiết thực hơn", chị Phạm Thị Thủy, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, nói.
Còn chị Nguyễn Thị Hường, huyện Thường Tín, cho rằng: "Người ta bảo là Phật ở trong tâm. Mình có tâm thì Phật ở đâu cũng được chứ không nhất thiết là phải dâng vàng mã, đốt hương khói, đến lúc bụi mù mịt lên. Như nhiều chùa, dân vào lễ đông lại thi nhau tìm chỗ đốt vàng mã, thứ nhất là khói, thứ hai là bụi và cũng có nguy cơ gây ra hỏa hoạn".
Chiếc lư đồng dùng để hóa vàng mã ở chùa Yên Phú nhiều năm nay bỏ không, người ta không còn thấy cảnh đốt giấy mã rực lửa, khói cay sè mắt. Ngay cả việc thắp hương, nhà chùa cũng chọn hương vòng không khói, mọi người đến lễ bái thành tâm trong khung cảnh yên bình, bầu không khí vô cùng dễ chịu. Trong lành, tĩnh lặng và uy nghiêm… đó là quang cảnh tuyệt vời trong ngôi chùa.
"Chúng ta không nên ngăn cản ước nguyện cao quý của người ta, nhưng mà trong đạo Phật dạy là tu mới chuyển được nghiệp. Anh phải hướng thiện, phải làm nhiều điều thiện thì mới chuyển được nghiệp, mới được tăng phúc. Mà anh có được tăng phúc thì mới có được những lợi thế là sức khỏe, là phúc phần. Người ta nói rằng có phúc có phần, có đức mặc sức mà ăn mà. Cho nên mình xây dựng cho mình có cái thiện, cái đức, cái phúc rồi thì từ đó nó lại sinh ra sức khỏe, sinh ra mọi thứ tốt đẹp với mình. Cũng do mình tu mình mới chuyển được nghiệp, nhân nào quả đó. Tinh thần của đạo Phật nó là như vậy", Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nói.
Bình an vốn không nằm ở việc đốt nhiều hay ít vàng mã, mà nằm trong tâm của mỗi người. Hiểu rõ về tinh thần của đạo Phật, sống thiện lương và không ngừng cố gắng, bản thân mỗi người cần nỗ lực xây dựng và hoàn thiện chính mình, đó chính là góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0