Nghị định 75 sẽ 'cởi trói' cho 343 khu đất tại TP.HCM

Nghị định 75 của Chính phủ sẽ gỡ vướng cho 343 khu đất của hơn 300 doanh nghiệp, với tổng diện tích đất lên tới gần 2.000 ha.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 75, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 75 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ. Cụ thể, các nhà đầu tư được phép thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với các loại đất khác không phải là đất ở, bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, phù hợp với quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Việc “cởi trói” quy định những lô đất không phải là đất ở được phép thỏa thuận để làm nhà ở thương mại sẽ tạo ra 216.000 căn nhà, cung ứng cho thị trường bất động sản trong 3-10 năm tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội - một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, đang từng bước áp dụng linh hoạt các cơ chế đặc thù để giải quyết những vấn đề tồn đọng cho thị trường bất động sản.

Theo Luật Thủ đô 2024, Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp; từ đó thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.

Dự báo thị trường Hà Nội sẽ đón nhận khoảng 6.700 căn nhà thấp tầng được mở bán trong năm 2025, theo CBRE Việt Nam.

Thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay được ví như cơ thể của một người già đang mắc phải ba căn bệnh, chỉ chữa trị được khi được kê đúng đơn và điều trị đúng hướng.

Sự ra đời của Nghị quyết 170, 171 của Quốc hội giúp củng cố niềm tin và góp phần vực dậy tình trạng 'sức khỏe' đầy bất ổn của thị trường bất động sản hiện nay.

Cả nước hiện có khoảng 1.000 dự án bị ách tắc, nguồn tiền bị "chôn" vào đó là trên 30 tỷ USD.