Nghị định 15 tạo cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm

Nghị định 15 áp dụng quản lý rủi ro và chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “5 năm triển khai Nghị định 15 năm 2018 về An toàn thực phẩm: Kết quả, vấn đề và kiến nghị”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 22/3 tại Hà Nội.

Sau 5 năm triển khai Nghị định 15 về An toàn thực phẩm khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đã đem lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, góp phần giảm 90% số giấy phép và tới 95% khối lượng kiểm tra nhà nước. Số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm tăng lên nhanh chóng.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp đã giảm được 90% thủ tục. Điều này đã giảm chi phí, tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Đây là bước chuyển đổi hiệu quả. Điều quan trọng là nhân rộng Nghị định 15 ra trong nhiều bộ ngành khác nữa ví như lĩnh vực chăn nuôi, thú y thì sẽ góp phần giảm thủ tục cho doanh nghiệp”.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 15 cần nâng cao tinh thần và năng lực hậu kiểm

Tuy nhiên, Nghị định số 15 vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, như: ở một số cơ quan, địa phương, vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần, thậm chí có những yêu cầu nằm ngoài quy định...

Do vậy, các đại biểu đề xuất, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 15, cần nâng cao tinh thần và năng lực hậu kiểm để phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 01 tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm. Chấm dứt tình trạng yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ ngoài quy định hoặc đưa ra yêu cầu chung chung, không rõ ràng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).

Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.

Hơn 30 năm phát triển phong trào hiến máu tình nguyện và 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện thực sự là cuộc cách mạng, thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về nghĩa cử hiến máu.

Liên tiếp 6 trận động đất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong vòng 1 giờ, từ 11 giờ 31 phút 23 giây đến 12 giờ 32 phút 51 giây ngày 4/4.