Nghệ nhân Hà Nội: Vương vấn tơ sen
Ngắm nhìn đầm sen thơm ngát vào mùa hạ ở Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội, khơi dậy trong lòng bà Thuận khao khát dệt lụa từ sợi tơ sen.
Những sợi tơ lấy từ cuống sen được kéo ra, se lại và đan dệt… Tất cả đều được làm thủ công, với rất nhiều lần thử nghiệm.
Với đam mê và tình yêu sâu sắc với nghề dệt lụa truyền thống, bà Thuận không ngừng tìm tòi và phát triển các kỹ thuật độc đáo trong dệt lụa. Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã dệt thành công chiếc khăn lụa tơ sen đầu tiên của Việt Nam vào năm 2018.
Các sản phẩm từ lụa tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng mát với hương thơm tự nhiên từ sen, có giá trị thẩm mỹ cao, vẻ đẹp tinh tế, độc đáo.
Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, đưa tơ lụa và lụa tơ sen vươn ra thế giới, bà Phan Thị Thuận vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực dệt lụa tơ tằm và tơ sen.
Đón xem Vương vấn tơ sen trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 29/06/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.
- Nghệ nhân Phan Thị Thuận: Dạy tằm dệt lụa, bắt sen nhả tơ | Chuyện Hà Nội | 03/06/2024
- Lụa tơ sen - tuyệt phẩm từ quốc hoa | HANOI Review | 30/05/2024
- An Thu An dệt tơ sen, têm trầu trong MV mới | Thế giới Showbiz | 04/04/2024
- Nghệ nhân 'giữ lửa' làng dệt lụa Phùng Xá
- Nghệ nhân tơ tằm | Chuyện Hà Nội | 09/02/2024
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
0