Nghệ nhân Hà Nội: Khảm trai, cẩn ốc
Làng Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội là một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai, cẩn ốc. Nghệ nhân Nguyễn Đình Hải với lòng đam mê vẫn theo đuổi nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế cao.
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ được hình thành vào thời Lý với vị tổ nghề Trương Công Thành, một võ quan nhưng cũng giỏi văn chương, nghệ thuật. Dường như khiếu thẩm mỹ, sự tỉ mỉ, kiên trì… đã ngấm vào từng người thợ làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, để rồi hình thành những tuyệt kỹ và hun đúc nên những nghệ nhân.
Theo nghệ nhân Nguyễn Đình Hải, khảm trai không phải là nghề đục đẽo, lắp ráp theo khuôn mẫu mà đó là cả một kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nhãn quan thẩm mỹ cao. Khảm trai, cẩn ốc có 6 công đoạn cơ bản: Vẽ mẫu, xen lọng (cưa trai), đục gỗ, gắn trai, mài khảm, đi nét và dùng sơn ta để làm rõ cho tiết bức tranh.
Tất cả các bước đều đòi hỏi ở người nghệ nhân phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác và kỹ thuật cao. Với những nỗ lực và cống hiến tromg việc giữ gìn phát huy truyền thống giá trị làng nghề, nhiều năm qua nghệ nhân Nguyễn Đình Hải vinh dự được vinh danh là Nghệ nhân làng nghề Việt Nam 2016 và Nghệ nhân quốc gia năm 2017.
Đón xem "Khảm trai, cẩn ốc" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 06/07/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
0