Nghệ nhân Ấn Độ tạo tác phẩm nghệ thuật từ phế liệu

Một nhà thiết kế người Ấn Độ hiện đang sống tại thành phố Indore, nổi tiếng với sự sáng tạo vô tận của mình. Trong suốt 8 năm qua, anh đã thiết kế và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và thân thiện với môi trường từ phế liệu kim loại.

Anh Deval Verma có niềm đam mê với phế liệu kim loại từ khi còn học cấp ba, anh thường thu gom các mảnh kim loại bỏ đi và chơi đùa với chúng trước khi quyết định tạo ra một thứ gì đó.

Anh Deval Verma chia sẻ: "Một ngày nọ, tôi chỉ lắp ráp tất cả chúng lại thành một chiếc xe máy nhỏ. Và tôi nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Vậy là tôi nghĩ, tại sao không tạo thêm nhiều thứ nữa. Sau đó tôi học kỹ thuật cơ khí và được tiếp xúc với các máy móc, máy hàn, máy cắt, máy mài... Rồi tôi bắt đầu hàn những bộ phận lớn hơn và tôi rất thích nó, đó là cách đam mê của tôi trở thành nghề nghiệp".

Anh Verma cho biết, quy trình tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của mình bắt đầu từ các cuộc thảo luận với khách hàng, thiết kế và xử lý các vật liệu, được lấy từ các nguồn trong nước.

Nhiều tác phẩm của Verma lấy cảm hứng từ thần thoại và lịch sử Ấn Độ, chẳng hạn như các bức tượng Hanuman, với các tác phẩm được hoàn thành trong ít nhất 40 ngày, trong khi một số tác phẩm có thể mất đến một năm.

"Tôi tin rằng các mục tiêu bền vững, để đạt được chúng, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, không chỉ ở cấp độ nghề nghiệp mà còn ở cấp độ hộ gia đình và xã hội. Chúng ta cần có trách nhiệm với hành tinh này và với các thế hệ tương lai", anh Deval Verma cho biết thêm.

Trong suốt 8 năm làm nghề, anh Verma đã nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, hợp tác với các thương hiệu lớn như Harley Davidson Motorcycles, BMW Motorrad, MP Tourism, cùng nhiều đối tác khác. Các  tác phẩm nghệ thuật của anh đã được trưng bày tại các triển lãm ở nhiều nước trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, Italy hay Singapore.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump rạng sáng ngày 19/4 (theo giờ Việt Nam) tuyên bố Washington có thể rút khỏi nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Ukraine nếu Nga và Ukraine không tham gia đàm phán.

Theo giới quan sát, thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine là bước đi chiến lược có thể mang lại lợi ích kinh tế và an ninh cho cả hai bên. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi về chủ quyền tài nguyên, mối quan hệ với EU và khả năng dẫn đến sự phụ thuộc mới.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 18/4 đã cảnh báo nếu không có tiến triển rõ rệt trong các nỗ lực hòa bình ở Ukraine trong những ngày tới, Mỹ có thể sẽ ngừng các nỗ lực làm trung gian giữa Nga và Ukraine.

Hungary ngày 18/4 đã xác nhận ổ dịch lở mồm long móng (FMD) thứ năm tại một trang trại bò sữa ở Rabapordany, gần biên giới Slovakia.

Trung Quốc được cho là đã cắt giảm đến 90% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ và chuyển sang tăng cường mua dầu từ Canada, theo hãng tin Bloomberg ngày 17/4.

Các nghị sĩ Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ ngày 18/4 thông báo khởi động cuộc điều tra đối với Đại học Harvard, cáo buộc ngôi trường danh tiếng này vi phạm luật dân quyền.