Nghe nhạc bằng mâm đĩa than, thú chơi lắm công phu
Ra đời từ năm 1889, đĩa than đáp ứng gu thưởng thức âm nhạc tinh tế khi nhấn mạnh vào tần số âm thanh, sự mộc mạc bình dị không qua chỉnh sửa của kỹ thuật phòng thu. Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, là thời kỳ hoàng kim của đĩa than. Các tín đồ thực sự của âm nhạc thường có trong nhà một dàn thiết bị để nghe đĩa than.
Âm thanh analog từ mâm đĩa than luôn có sức hút mãnh liệt với những người yêu nhạc. Đây là một trong những thú chơi âm thanh xa xỉ, cầu kì và tốn kém bậc nhất.

Việc ghi- đọc bằng đĩa than thuần túy là kỹ thuật analog, cho phép âm thanh đạt được độ trung thực cao, dân chơi gọi là tiếng "mộc". Âm thanh của đĩa than có những nét đặc trưng riêng, khác biệt với kĩ thuật số (digital). Khi nghe một dàn đĩa than loại tốt, người ta thấy âm thanh có độ nổi, vị trí cá nhạc cụ chơi trong dàn nhạc hiện lên rất rõ ràng, giọng hát của ca sĩ ngọt ngào và truyền cảm.
Các thiết bị để nghe đĩa than rất công phu và phải sành, phải hiểu kỹ càng về chúng thì mới có thể lắp ráp, căn chỉnh phù hợp. Công đoạn phối ghép các thiết bị thực sự là khó khăn nhất mà những người mới chơi đĩa than phải mất thời gian học hỏi. Vì các thiết bị phần lớn là đồ thửa về từ các hãng sản xuất khác nhau. Phối chúng với nhau cho ăn ý, hợp lý, quả thực là một bài toán khó, đòi hòi kinh nghiệm của người nghe cộng với cái tai thẩm âm cực kỳ tốt.

Đa số dân chơi đĩa than đều là những người biết ít nhiều việc sửa thiết bị, họ phải hiểu về dàn âm thanh của mình đến mức nghe đĩa than thuộc loại nhạc nào thì căn chỉnh âm thanh cho phù hợp loại nhạc đó.
Hiện trên thế giới vẫn còn rất nhiều người say mê sưu tầm và thưởng thức đĩa than, đặc biệt là những người yêu nhạc cổ điển, nhạc jazz - Blue và các loại nhạc cụ acoustic... Tiếng đĩa than “mộc”, ai đã nghe thì dễ nhớ, dễ “nghiện”, bởi thế, nếu đã mở lòng đón tiếng đĩa than “mộc” rồi khó bỏ được...


Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
0