Ngày mai (22/4), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800 lượng vàng
Năm 2013, phiên đấu thầu vàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào ngày 28/3. Sau 76 phiên, phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 31/12/2013, với 1.932.000 lượng vàng được chào thầu, kết quả đã có 1.819.000 lượng được trúng thầu, tương đương gần 70 tấn vàng. Trong số này, có hơn 30 tấn được các ngân hàng thương mại mua vào để tất toán trạng thái vàng, gần 40 tấn còn lại là bán ra thị trường.


Quy trình đấu thầu vàng tại thời điểm năm 2013 cũng được quy định rất cụ thể với 10 bước, từ lúc Ngân hàng Nhà nước thông báo đấu thầu cho đến khi doanh nghiệp ký văn bản xác nhận giao dịch. Sau khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng, giá vàng trong nước hạ nhiệt và không còn các đợt sốt giá, mức chênh so với thế giới khoảng 4,2 triệu đồng.
Ngày mai (22/4), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm. Phiên đấu thầu sẽ diễn ra lúc 10 giờ, tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước - Ngân hàng Nhà nước số 25 Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng vàng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Một lô giao dịch được quy định là 100 lượng. Vàng miếng được đấu là vàng SJC do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất.

Giá tham chiếu để tính giá trị cọc là 81,8 triệu đồng/lượng. Khối lượng đấu thầu tối thiểu của mỗi thành viên được phép đặt thầu là 14 lô (tương đương 1.400 lượng), khối lượng đấu thầu tối đa là 20 lô (tương đương 2.000 lượng). Bước giá dự thầu: 10.000 đồng/lượng. Bước khối lượng dự thầu: 1 lô (tương đương 100 lượng). Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện có 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu thầu.
Việc tổ chức phiên đấu thầu vào ngày 22/4 là một bước cụ thể hóa của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp, công cụ điều hành thị trường vàng.

Đối với thị trường vàng miếng, tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước và giá thế giới. Đối với thị trường vàng trang sức mỹ nghệ, cần đảm bảo tối đa đủ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ. Ngoài ra, yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với các bộ, ban, ngành để triển khai hoá đơn điện tử trong giao dịch vàng.
Ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Sau 11 năm, hoàn cảnh kinh tế trong nước và kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi. Đấu thấu vàng miếng là hoạt động đang rất được mong đợi. Những băn khoăn về vấn đề cơn sốt giá vàng liệu có hạ nhiệt, chênh lệch giá trong nước và quốc tế liệu có được thu hẹp có thể sẽ được giải đáp vào phiên đấu thầu vàng miếng ngày 22/4.


Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu BCG của Công ty Cổ phần Bamboo Capital sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5, do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Cơ quan thuế các cấp đến nay đã ban hành gần 61.500 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền thuế nợ là hơn 83.000 tỷ đồng, thu được gần 5.000 tỷ đồng của 7.309 người nộp thuế đang bị tạm hoãn xuất cảnh.
Để góp phần tạo động lực thúc đẩy, phát triển cho nền kinh tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Chính phủ cho rằng cần tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết 31/12/2026.
Đại diện nhiều hiệp hội, ngành hàng đã đề nghị bãi bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp phải “công bố hợp quy” trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
0