Ngành vật liệu xây dựng chiếm 11% GDP
Sáng 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hoạt động sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng thời gian qua đạt những kết quả rất đáng trân trọng, mang lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tổng giá trị doanh thu hằng năm ngành vật liệu xây dựng xi măng, sắt thép ước đạt gần 47 tỷ USD, chiếm khoảng 11 % GDP quốc gia.
Thủ tướng chỉ rõ cơ chế, chính sách phát triển vậy liệu xây dựng còn khoảng cách so với thực tiễn, phản ứng chính sách có lúc có nơi còn chậm. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ứng dụng khoa học công nghệ chưa được ban hành kịp thời. Nhiều nhà máy vật liệu xây dựng, đặc biệt là nhóm xi măng, sản xuất không hiệu quả, thua lỗ, dẫn đến nợ xấu. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái liên quan tới vật liệu xây dựng chưa được giải quyết triệt để.

Thủ tướng nhấn mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, kịp thời phản ứng chính sách với các vấn đề nổi lên, những khó khăn, vướng mắc, tổ chức thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường triển khai đề án đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở công nhân trong khu công nghiệp và các chương trình, dự án xây dựng nhà ở khác, cần coi đây là giải pháp căn cơ, toàn diện, nhân văn, có hiệu quả ngay, tạo đồng thuận cao trong xã hội và trong nhân dân.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0