Ngành tiêu dùng nhiều triển vọng nhưng vẫn lắm thách thức

Từ đầu năm đến nay doanh nghiệp ngành bán lẻ gặp khó khăn khi sức cầu sụt giảm, một số công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lao dốc. Tuy nhiên thị trường bắt đầu phục hồi dần từ quý IV đem lại kỳ vọng khởi sắc cho doanh nghiệp vào cuối năm. Sức mua có dấu hiệu “ấm” dần kể từ tháng 9 khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 524,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 7,5% so cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp ngành tiêu dùng phát triển.

Tại thị trường Hà Nội, để đạt mục tiêu tăng trưởng trong mùa mua sắm cuối năm các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tung ra thị trường các sản phẩm có giá khuyến mãi hấp dẫn để tăng doanh thu, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, tập trung khai thác trải nghiệm người dùng.

Chia sẻ tại Lễ công bố top 50 sản phẩm dịch vụ tin dùng 2023, doanh nghiệp cho biết để nắm bắt thị hiếu người dùng cuối năm, doanh nghiệp đã phát triển thêm sản phẩm thiết kế mẫu mã đẹp mắt phù hợp với nhu cầu quà tặng dịp Tết.

Doanh nghiệp ngành tiêu dùng nhiều triển vọng nhưng lắm thách thức

Giai đoạn khó khăn nhất có thể đã qua, cầu tiêu dùng đã bắt đầu phục hồi dần tuy nhiên tốc độ vẫn khá chậm. Do đó hầu hết các doanh nghiệp đều kỳ vọng sẽ có tăng trưởng so với quý trước. Bên cạnh đó để đối phó với các thách thức đến từ bên ngoài, các doanh nghiệp đã chủ động áp dụng nhiều chiến lược khác nhau như: tăng tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường bán lẻ; đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng; thay đổi nhận diện thương hiệu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mức tăng GDP quý I 6,93% là mức tăng cao nhất của quý I trong 5 năm trở lại đây, cho thấy nhiều ngành sản xuất phục hồi.

Những tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng chỉ sau một đêm, khi thông báo về thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump gây chấn động khắp Phố Wall.

Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã ban hành 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp với tổng số tiền 29.236 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024.