Ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 1 vừa qua. Kết quả chỉ số cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất cải thiện lần đầu tiên trong 5 tháng.

Thông tin này vừa được S&P Global công bố sáng nay. Trong đó, có 3 điểm nhấn nổi bật, đó là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại; giá bán hàng giảm mặc dù chi phí đầu vào tăng đáng kể; chậm trễ trong khâu vận chuyển. So với mức PMI 48,9 điểm của tháng 12/2023 thì mức tăng của PMI tháng 1 này đạt 50,3.

PMI vượt ngưỡng 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại

Tuy chỉ là mức cải thiện nhỏ nhưng sự tăng trưởng liên tục của số lượng đơn đặt hàng mới đã cho thấy những tia sáng phục hồi ở cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trong những tháng gần đây.

Nhiều công ty cho biết họ đã tăng sản lượng sản xuất, từ đó kết thúc thời kỳ giảm sản lượng kéo dài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngành thuế cho biết đã chủ động ứng phó từ sớm, trước việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam từ ngày 9/4.

Giá dầu thế giới giảm hơn 2%, xuống mức yếu nhất kể từ tháng 4/2021.

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã mở ra tia hi vọng mới trong việc đàm phán thỏa thuận về thuế quan giữa hai bên.

Số thuế thu từ tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, vượt kịch bản đề ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, thuộc top tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong quý I/2025.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể gây tác động đáng kể và đa chiều đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.