Ngành hàng không vũ trụ thu hút người học
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt ít nhất 8% và đạt hai con số trong những năm tiếp theo theo hướng nhanh và bền vững, để đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao; trong đó khai thác tối đa không gian biển, không gian ngầm và không gian vũ trụ. Do đó, nhu cầu phát triển ngành vận tải, trong đó có hàng không, sẽ tăng cao.
Mặc dù các trường đào tạo về lĩnh vực hàng không vũ trụ ở Việt Nam không nhiều nhưng đặc biệt thu hút. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ là những kỹ sư có nghề nghiệp liên quan đến thiết kế, sản xuất các thiết bị bay, các hệ thống điều khiển, công nghệ vệ tinh, tên lửa…
Là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành hàng không vũ trụ của Trường Đại học Công nghệ, sinh viên Lê Hồng Phúc chia sẻ về lý do lựa chọn ngành học mới này.
Sinh viên Lê Hồng Phúc (ngành Công nghệ hàng không vũ trụ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: "Em chọn ngành này vì thấy có nhiều hướng đi. Có ba hướng rẽ là điện tử, CNTT, viễn thám, cơ. Mỗi hướng bọn em sẽ được trải nghiệm một chút".
Ngành học này đặc biệt thu hút các bạn trẻ có đam mê chinh phục không gian. Sinh viên Trần Mỹ Vân (ngành Cơ khí hàng không Việt - Pháp, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Từ nhỏ, em đã yêu thích tìm hiểu về máy bay, thích thú khi được nghe các anh chị đi trước giới thiệu về chương trình học".
Sau 4 năm học, những kỹ sư trẻ tốt nghiệp ngành hàng không vũ trụ đều có cơ hội làm và mức thu nhập tốt. Nhiều người trong số đó lại muốn học tập nghiên cứu tiếp, để phục vụ cho sự nghiệp đào tạo lĩnh vực mới mẻ này ở Việt Nam.
Như An Việt Quang, em tiếp tục theo học Kỹ sư chuyên sâu đặc thù, đào tạo sau đại học chương trình kỹ thuật hàng không tại Trường Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa. Kỹ sư An Việt Quang (ngành Kỹ thuật Hàng không, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: "Mảnh đất màu mỡ dành cho sinh viên kỹ thuật. Mọi thứ đều bắt nguồn từ khoa học cơ bản".
Ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ đào tạo các kỹ sư đam mê chinh phục không gian. Chương trình đào tạo cung cấp các định hướng nghề nghiệp liên quan đến thiết kế, sản xuất các thiết bị bay không người lái, máy bay có người lái cỡ nhỏ, các hệ thống điều khiển, công nghệ vệ tinh. Các kỹ sư tốt nghiệp ngành học này có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án quốc tế, cũng như đóng góp vào sự nghiệp phát triển công nghệ hàng không vũ trụ của quốc gia.
PGS.TS Vũ Đình Quý, Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ: "Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ nói chung, trong đó ngành hàng không cũng được coi là ngành mũi nhọn. Đây là thuận lợi trong tương lai đối với ngành hàng không để phát triển.Về ngành hàng không dân dụng, đã có mạng lưới cảng hàng không rất phát triển. Số lượng đội bay và các hãng hàng không cũng đáp ứng nhu cầu đi lại rất nhiều. Đây là những yếu tố thuận lợi để đào tạo ngành này trong hiện tại và thời gian tới".
Hiện tại, Việt Nam có các cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo ngành kỹ thuật, công nghệ hàng không vũ trụ, bao gồm: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM; Học viện Hàng không; Trường Sĩ quan Không quân; Trường Đại học Việt Pháp…


Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.
Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
0