Ngành giáo dục tăng thêm gần 1.300 cơ sở ngoài công lập

Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết, năm học 2023-2024, cả nước có 41.529 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; trong đó có 3.928 cơ sở giáo dục ngoài công lập, tăng gần 1.300 cơ sở so với năm học 2013-2014.

Tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, mạng lưới cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần giảm áp lực về việc thiếu trường, lớp cho hệ thống trường công lập, đáp ứng nhu cầu học tập trong bối cảnh số lượng học sinh tăng nhanh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, bên cạnh việc tham gia xã hội hóa giáo dục của các nhà đầu tư trong nước, công tác đầu tư giáo dục của nhà đầu tư nước ngoài đang có chuyển biến tích cực.

Học sinh, sinh viên và cả đội ngũ nhà giáo có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với chương trình đào tạo của nước ngoài, với nội dung, phương pháp tiên tiến, hiện đại, đồng thời, chuyển tải văn hóa Việt Nam đến các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ yêu cầu các trường rà soát lại tổ hợp xét tuyển lạ, thiếu môn chính trong tổ hợp xét tuyển.

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên được triển khai với nhiều hình thức, khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.

Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.