Ngành đường sắt cần hàng chục nghìn tỷ đồng để nâng cấp
Trên dọc tuyến đường sắt Bắc-Nam, có nhiều vị trí cầu, hầm và đường ngang đang bị xuống cấp và cấp thiết phải bố trí ưu tiền nguồn vốn để gia cố khẩn cấp.
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện nay đã được sử dụng lâu năm dẫn đến các thiết bị, các vật tư chủ yếu như ray, tà vẹt, ghi, phụ kiện hầu hết đã cũ, lạc hậu, chất lượng thấp, không phù hợp tiêu chuẩn, quá niên hạn và có dấu hiệu nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn công trình đường sắt, an toàn vận tải đường sắt.
Đặc biệt, có 12/39 hầm của mạng lưới đường sắt được xây dựng và đưa vào khai thác trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến năm 1936, hiện vỏ hầm bằng bê tông hoặc đá hộc xây bị phong hóa, nứt vỡ, thấm nước. Cả 12 hầm đều chưa từng được sửa chữa, gia cố, cải tạo từ khi xây dựng đến nay.


Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp, hỗ trợ trong công tác kiểm định xe quá khổ, quá tải.
Mức phí qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sau điều chỉnh có giá từ 9.000 đồng đến 448.000 đồng, tùy theo loại xe và quãng đường, áp dụng từ 5/5.
Tổng số vốn đầu tư công cần được các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng giải ngân là gần 9.400 tỷ đồng, trong tháng 4/2025.
Thanh tra Sở Xây dựng được giao phối hợp cùng các lực lượng kiên quyết xử lý các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách chạy sai hành trình, chở quá số người quy định, xe chạy kiểu "rùa bò", dừng, đỗ đón trả khách sai quy định trong dịp nghỉ lễ.
Để phục vụ cho hành khách có thêm nhiều lựa chọn trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và dịp 30/4-1/5 năm nay, hơn 40 chuyến tàu khách được tăng cường phục vụ người dân đi lại đến các thành phố du lịch như Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ có chính sách bảo lưu tiền lương, phụ cấp với người được bố trí nhiệm vụ thấp hơn hoặc không giữ chức vụ trong thời gian nhất định.
0