Ngành đồ chơi Mỹ chao đảo vì cuộc chiến thuế quan

Ngành công nghiệp đồ chơi Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tăng mạnh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

Từ mức 20% ban đầu, nhiều mặt hàng – bao gồm cả đồ chơi – hiện phải chịu thuế lên đến 145%. Đây là hậu quả của cuộc đối đầu thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Hiệp hội Đồ chơi Mỹ, khoảng 75–80% đồ chơi bán tại Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc, với tổng giá trị nhập khẩu lên đến hơn 13 tỷ USD mỗi năm. Việc tăng thuế khiến giá đồ chơi tăng mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và gây áp lực lớn lên doanh nghiệp.

Ông Joe Novak, chủ một cửa hàng đồ chơi tại bang Georgia, chia sẻ:“Khoảng 90% đồ chơi trong cửa hàng của chúng tôi có xuất xứ từ Trung Quốc. 5% đến từ các nước Đông Nam Á, phần còn lại đến từ châu Âu hoặc châu Mỹ. Khi thuế tăng từ 20 lên đến 80 hay thậm chí 100%, giá thành chắc chắn bị ảnh hưởng lớn”.

Không chỉ các nhà bán lẻ nhỏ lẻ, nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn cũng cảnh báo rằng, mức thuế mới có thể đẩy toàn ngành vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Việc chuyển sản xuất về Mỹ là điều khó khả thi trong ngắn hạn do chi phí cao, thiếu cơ sở hạ tầng và nhân lực chuyên môn.

Ông Greg Ahearn, Chủ tịch Hiệp hội Đồ chơi Mỹ, cho biết:“Không thể sản xuất hàng loạt đồ chơi tại Mỹ trong thời gian ngắn. Hệ thống sản xuất đã được xây dựng và tối ưu hóa ở Trung Quốc suốt hàng thập kỷ”.

Ngành đồ chơi chỉ là một phần trong số nhiều lĩnh vực tại Mỹ đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế quan mới. Theo giới doanh nghiệp, chính sách này đang tạo ra làn sóng bất ổn trên toàn nền kinh tế, với niềm tin tiêu dùng chạm mức thấp nhất trong gần ba năm, do lo ngại về lạm phát và thuế nhập khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực luợng hải quân Nga và Ai Cập vừa tiến hành cuộc tập trận chung mang tên “Cầu Hữu nghị - 2025” tại vùng biển Địa Trung Hải.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhập khẩu, nhằm tạo thời gian cho các nhà sản xuất điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/4 đã thừa nhận, quân đội Ukraine hiện không còn đủ khả năng giành lại các vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc xung đột với Nga.

Chính phủ Hàn Quốc vừa thông báo sẽ tăng quy mô gói hỗ trợ dành cho ngành công nghiệp bán dẫn lên 33 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 23,25 tỷ USD).

Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias ngày 14/4 cho biết, nước này đã ký thỏa thuận mua 16 tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất.

Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani cho biết, vòng đàm phán hạt nhân thứ hai giữa Mỹ và Iran sẽ được tổ chức tại Rome, Italia.