Ngành chế biến thực phẩm có nhiều cơ hội phát triển
Đặc biệt, lực lượng lao động này cũng đang nhận được sự quan tâm lớn và nhu cầu tuyển dụng cao từ các nước, trong đó có Hàn Quốc. Mới đây, công ty TNHH Quốc tế BJ Hàn Quốc và Hiệp hội chế biến sản phẩm chăn nuôi Hàn Quốc đã có chuyến thăm quan đến các cơ sở chế biến thực phẩm tại Việt Nam để thảo luận về các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành chăn nuôi của Hàn Quốc.
Là một trong các đơn vị tham dự, đại diện một doanh nghiệp Hàn Quốc chia sẻ, Hàn Quốc đang thiếu hụt lao động có tay nghề cao trong ngành và để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp mong muốn mời lao động Việt Nam xuất sắc sang Hàn Quốc thông qua thị thực E-7.
Ông Hwang Ik Cheon - Tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Best Winner cho biết: "Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Hàn Quốc hiện đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Rất khó để tìm được lao động có tay nghề. Do đó, chúng tôi cần tuyển dụng lao động có tay nghề cao từ các nước như Việt Nam để đảm bảo ngành công nghiệp chế biến của Hàn Quốc hoạt động bền vững. Chúng tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi nhân sự giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để phát triển ngành chăn nuôi của Hàn Quốc và cung cấp việc làm tốt cho người lao động Việt Nam".
Ông Bae Jungg Hyun - Trưởng phòng hội liên hiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi - Hiệp Hội chăn nuôi Hàn Quốc chia sẻ thêm: "Lực lượng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc tôi đã được tiếp xúc rất nhiều, ngay cả những nhân lực làm gia công trong các xưởng thực phẩm. Tôi thấy tay nghề của các lao động Việt rất tốt và chăm chỉ. Lần này, khi được trực tiếp khảo sát lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam, dân số Hàn Quốc đang ngày càng giảm nên lực lượng lao động cũng giảm theo, chúng tôi rất mong muốn hợp tác trao đổi và đào tạo nhân lực với Việt Nam".
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển và đã có nhiều cơ sở đào tạo nhân lực liên quan đến chế biến thực phẩm. Nếu có thể làm việc hợp pháp và ổn định tại Hàn Quốc sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại Hàn Quốc và cũng mang lại cơ hội tốt cho người lao động Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Ông Dương Hữu Hùng - Đại diện công ty TNHH phát triển xây dựng Đại Việt cho biết: "Trong lĩnh vực này, ngoài lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề đối với ngành thực phẩm trước đây không nhiều. Hiện nay, nhiều bạn đã qua các trường đào tạo nghề, các lớp về chế biến thực phẩm. Tôi đánh giá lượng lao động trong nước muốn làm việc tại nước ngoài như Hàn Quốc hay các nước khu vực Đông Nam Á là rất đông".
Việt Nam hiện có gần 20 trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành công nghệ và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao sang Hàn Quốc làm việc theo hệ Visa E7-3, visa tay nghề Hàn Quốc đang là chương trình thị thực được chính phủ Hàn Quốc cấp cho những lao động phổ thông có bằng cấp, trình độ chuyên môn và có tay nghề kỹ thuật làm việc. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhân lực ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam.


Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi tiến sát mốc 123 triệu đồng/lượng trong phiên sáng, giá vàng miếng chiều 8/5 đã quay đầu giảm về mức 120,5 triệu đồng/lượng, tuy nhiên, một số thương hiệu vàng lớn lại thông báo hết vàng nhẫn để bán.
Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài FDI trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Thông tin này được các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Tài chính – Bất động sản 2025 ngày 8/5.
Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa các giải pháp để phát huy tối đa vai trò, đưa kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" và là "lực lượng tiên phong" của nền kinh tế.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
0