Ngăn chặn thổi giá, sang tay ngay khi trúng đấu giá đất

Nhiều ý kiến cho rằng cần có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn đầu cơ và việc mua bán bằng giấy viết tay sau khi trúng đấu giá đất.

Việc nhà đầu tư không có ý định sử dụng mà chỉ tham gia đấu giá để bán lại hoặc chuyển nhượng với giá cao hơn sẽ làm nhiễu loạn thị trường. Người có nhu cầu thực sự đối mặt với nhiều rủi ro. Việc cố ý đẩy mặt bằng giá lên cao cho thấy cần phải nhanh chóng thay đổi cơ chế đấu giá.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, đề xuất cần áp dụng giá khởi điểm là giá thị trường của khu vực đấu giá để từ đó có mức đặt cọc cao hơn, việc bỏ cọc sẽ trở nên khó khăn hơn.

Các chuyên gia đề xuất những quy định chặt chẽ để ngăn chặn đầu cơ và tình trạng mua bán giấy tay, như: chỉ cho phép người đặt cọc đứng tên sổ đỏ để tránh việc sang nhượng trái phép; đồng thời, yêu cầu người trúng đấu giá phải sở hữu đất ít nhất 5 năm trước khi được phép chuyển nhượng. Bên cạnh đó, nên quy định thời hạn xây dựng nhà ở cụ thể nhằm giảm tình trạng đầu cơ khiến đất nền bỏ hoang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.