Ngắm Hà Nội dấu yêu qua tác phẩm nghệ thuật

Sự tinh tế trong thưởng thức nghệ thuật của người Hà Nội được thể hiện rõ nét qua các sự kiện văn hóa và lễ hội nghệ thuật được tổ chức trong tháng 10, nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Những hình ảnh thân thuộc của một Hà Nội xưa trong khu phố cổ từ những năm 1946 – 1954 được tái hiện lại trên con phố bích họa Phùng Hưng đã mang đến cho công chúng một tác phẩm nghệ thuật chân thực và gần gũi, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh, để ghi lại những khoảnh khắc đẹp của mình trong những ngày thu tháng 10 tại Thủ đô.

 Là một người Hà Nội, Bà Nguyên Thị Thanh Tâm (Cầu Giấy) chia sẻ rằng vẻ đẹp của Hà Nội vừa có nét dung dị nhưng cũng pha màu sắc sang trọng. Bà hi vọng sẽ có nhiều người Việt và khách du lịch biết đến sự kiện trên con phố bích hoạ Phùng Hưng để thêm yêu Hà Nội.

Mỗi tác phẩm hay không gian được trưng bày, bố trí đều mang nhiều tầng nghĩa và thấm đẫm tình yêu của những người gắn bó với Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đó cũng là tâm huyết của các tác giả khi gửi gắm đến người xem nhân dịp đặc biệt này. 

 Nghệ nhân ưu tú làng nghề mây tre đan Nguyễn Văn Tĩnh (Chương Mỹ, Hà Nội) cũng có cách yêu Hà Nội của riêng mình: "Tôi mang sản phẩm đến đây trưng bày, một phần để tái hiện lại không gian Hà Nội xưa. Tôi mong muốn du khách đến thưởng lãn nét nghệ thuật, văn hoá thông qua sản phẩm này".

Không gian tái hiện mang đến cho người xem nhiều cảm xúc đặc biệt, không chỉ là những ký ức đã qua của thế hệ đi trước mà còn là địa chỉ đỏ để giới thiệu và giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về tinh thần yêu nước và biết trân trọng hơn những gì đang có. Người Hà Nội yêu Thủ đô không chỉ vì lịch sử hay cảnh sắc, mà còn vì những giá trị nghệ thuật thành phố mang lại. Nghệ thuật là cầu nối, là phương tiện giúp họ thể hiện tình yêu, sự tự hào và lòng gắn bó với quê hương. Qua từng giai điệu, từng nét vẽ và từng câu chữ, tình yêu ấy được lan tỏa, chạm đến trái tim của mọi người, giữ cho nhịp sống Hà Nội luôn đong đầy cảm xúc và sắc màu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).

Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Tiếp nối thành công từ 3 mùa lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ người Việt nói chung và người dân Thủ đô đã xây đắp, tạo dựng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.