Nga ra điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine
Tuy nhiên, cũng theo ông Gennady Gatilov, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng cần phải dựa trên tình hình thực tế về những tiến triển mà Moscow đã đạt được. Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc cho rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào như vậy cần phải dựa trên “thực tế trên thực địa”, ý nói Ukraine đang ở thế yếu hơn so với Nga trong cuộc xung đột kéo dài gần ba năm. Các lực lượng Nga đang tiến với tốc độ nhanh nhất trong thời gian qua và hiện kiểm soát khoảng 1/5 diện tích lãnh thổ Ukraine.
Ông Gatilov cũng nhấn mạnh, việc ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ có thể mở ra khả năng mới thúc đẩy đối thoại Nga-Mỹ, song khả năng thiết lập lại quan hệ sâu rộng hơn vẫn cần phải xem xét. Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích quy mô viện trợ của phương Tây cho Ukraine và cam kết sẽ chấm dứt xung đột Nga-Ukraine một cách nhanh chóng, mà không công bố kế hoạch cụ thể.
Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 5/11 đã khiến Kiev và các nước châu Âu khác lo ngại về mức độ ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine trong tương lai.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
0