Nga hạ thủy tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh hạ thủy tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Chukotka trong khuôn viên nhà máy đóng tàu Baltic ở thành phố St. Petersburg.

Tàu Chukotka là tàu thứ 5 thuộc Dự án 22220, nhằm chế tạo và sản xuất những tàu phá băng lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới, trong nỗ lực giúp đảm bảo giao thông quanh năm dọc theo tuyến đường biển Bắc, góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Cực của Nga.

Tổng thống Nga Putin đã tham dự lễ hạ thủy từ xa thông qua video từ Điện Kremlin. Theo Tổng thống Putin, việc hạ thủy một tàu phá băng mới đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga, góp phần vào sự phát triển của Nga ở khu vực Bắc Cực, Siberia và cả vùng Viễn Đông.

Việc đóng những con tàu hiện đại mạnh mẽ như Chukotka là một bằng chứng cho khả năng công nghiệp, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực của Nga. Trước tàu Chukotka, Nga đã đưa vào sử dụng các tàu phá băng Sibir, Ural và Arktika.

Trong năm 2025, tàu phá băng Stalingrad cũng sẽ được hạ thủy. Tàu phá băng hạt nhân thế hệ tiếp theo mang tên Leader, được đánh giá mạnh nhất từ trước đến nay của Nga, đang được đóng tại xưởng đóng tàu Zvezda ở Viễn Đông.

Nga là nước duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng hạt nhân lớn, cho phép thực hiện tham vọng thúc đẩy lưu lượng hàng hóa dọc bờ biển Bắc Cực, đồng thời giúp việc đi lại giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có thể diễn ra quanh năm. Phát triển kinh tế ở Bắc Cực là một trong những mục tiêu quan trọng của Tổng thống Vladimir Putin. Khu vực này có trữ lượng dầu khí khổng lồ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết Trung Quốc đã chủ động liên lạc để nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi Washington áp mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.

Tòa án Tối cao Nga ngày 17/4 đã xóa tên Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Các nhà khoa học châu Âu đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống dự báo cháy rừng, với kỳ vọng nâng cao độ chính xác và cảnh báo sớm các điểm có nguy cơ cháy cao.

Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko xác nhận, Ukraine và Mỹ đã ký kết biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản.