Nền kinh tế số toàn cầu đạt khoảng hơn 16.000 tỷ USD
Công ty này cho biết quy mô nền kinh tế số sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% mỗi năm từ năm 2023 đến 2028.
Hai lĩnh vực chính đóng góp vào sự tăng trưởng này là thương mại điện tử và du lịch trực tuyến, với mức tăng lần lượt 9% và 7% mỗi năm.

Mỹ và Trung Quốc sẽ chiếm gần 70% nền kinh tế số toàn cầu. Trong khi Mỹ dẫn đầu về chi tiêu công nghệ (42%), Trung Quốc lại thống trị lĩnh vực thương mại điện tử, với dự báo 41% tổng doanh số bán lẻ sẽ diễn ra trực tuyến vào năm 2028.
Ông Michael O’Grady, nhà phân tích dự báo chính của Forrester, cho biết theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), gần 70% giá trị mới được tạo ra trong thập kỷ tới sẽ đến từ các nền tảng kỹ thuật số.

Để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, các quốc gia cần tập trung vào các doanh nghiệp kỹ thuật số, dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số, nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư vào công nghệ ảnh hưởng đến các hoạt động phi kỹ thuật số.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Hàn Quốc là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển, với trọng tâm vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn cho AI, 5G và 6G, metaverse và an ninh mạng.

Ngược lại, đầu tư kỹ thuật số ở châu Âu còn chậm chạp, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm từ năm 2024 đến năm 2027 dự kiến đạt 83 tỷ euro (91,8 tỷ USD), thấp hơn đáng kể so với mức 125 tỷ euro mà Ủy ban châu Âu đề ra.
Sáu nền kinh tế số lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
0