NATO tăng áp lực về chi tiêu quốc phòng
Theo Tổng thư ký NATO, năm 2024, các đồng minh NATO ở châu Âu và Canada đã đầu tư 485 tỷ đô la (tương đương 467,5 tỷ euro) vào quốc phòng, tăng gần 20% so với năm 2023. Trong đó, 2/3 số thành viên NATO đã đạt được mức mục tiêu chi ít nhất 2% GDP cho quân sự.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng, khối này cần thực hiện các mục tiêu tham vọng mới về năng lực cho các quốc gia thành viên, nhằm đảm bảo liên minh có đủ người và trang thiết bị để đối phó với các thách thức an ninh.
Lời kêu gọi của Tổng thư ký NATO được đưa ra trong bối cảnh Mỹ - thành viên chủ chốt của liên minh liên tục gây áp lực lên các đồng minh châu Âu về vấn đề chi tiêu quốc phòng, thậm chí còn kêu gọi liên minh quân sự này tăng chi tiêu lên 5% GDP. Tuy nhiên, một số thành viên chủ chốt của NATO như Đức và Italy đều bày tỏ sự không đồng thuận với yêu cầu trên, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.


Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.
Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.
0