NATO khởi động 5 sáng kiến hợp tác đa quốc gia mới
Các dự án mới sẽ góp phần nâng cao khả năng phối hợp và tương tác giữa các lực lượng NATO trong các lĩnh vực chủ chốt.
Phát biểu tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO ngày 18/10, quyền Phó Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, với sự tham gia của 26 quốc gia, các dự án đa quốc gia là khởi đầu quan trọng cho những hợp tác mang tính đột phá, đồng thời thể hiện quyết tâm của NATO trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Trong đó, sáng kiến đầu tiên nhằm mục đích đẩy nhanh việc cung cấp Hệ thống máy bay điều khiển từ xa (RPAS) thế hệ mới, với sự tham gia của 13 nước.
Sáng kiến thứ hai tập trung vào việc tăng khả năng tương tác và hoán đổi giữa các loại đạn pháo của NATO, với 15 quốc gia tham gia.
Sáng kiến thứ ba nhằm tạo ra mạng lưới đào tạo đa quốc gia cho quân đội, với sự tham gia của 18 quốc gia.
Hai dự án mới còn lại của NATO tập trung vào công nghệ vũ trụ, nhất là phát triển năng lực truyền thông vệ tinh ở Bắc Cực, đảm bảo khả năng liên lạc bền vững và tăng cường khả năng sử dụng không gian để hỗ trợ các nhiệm vụ quân sự của NATO trong tình huống khẩn cấp.


Tỷ phú công nghệ Elon Musk đề xuất Mỹ và châu Âu trong tương lai có thể tiến tới xóa bỏ thuế quan, hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa châu Âu và Bắc Mỹ
Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh một đơn vị pháo tự hành Gvozdika đã phá hủy các công sự, thiết bị quân sự và bộ binh của Ukraine ở khu vực Kursk.
Lực lượng hàng không vũ trụ của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiếp tục mở rộng mạng lưới radar cảnh báo sớm "Ghadir" nhằm răn đe Israel, với các địa điểm mới được xây dựng ở phía Tây Bắc đất nước, gần Tabriz và dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư.
Hệ thống AWACS (Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không) đóng vai trò như một "trạm radar bay", cung cấp dữ liệu thời gian thực cần thiết để hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và hỗ trợ các sáng kiến phòng chống dịch bệnh, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
0