NASA dự định xây dựng đường sắt trên Mặt Trăng

Đường sắt trên Mặt Trăng quả là ý tưởng táo bạo và khó tin. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã tuyên bố đang nghiên cứu kế hoạch triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đầu tiên trên Mặt Trăng và tìm kiếm nguồn tài trợ cho dự án này.

NASA cho biết đang triển khai nghiên cứu kế hoạch mang tên FLOAT (Flexible Levitation on a Track), có nghĩa "Linh hoạt trên đường ray". Ý tưởng đã được Mỹ xây dựng với mục tiêu giúp việc di chuyển trọng tải đến và đi từ khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ tới các căn cứ. Ngoài ra, tuyến giao thông đặc biệt này còn giúp vận chuyển đá mặt trăng (regolith) từ địa điểm khai thác đến nơi để xây dựng các công trình đặc biệt trên bề mặt của Mặt Trăng. Mạng lưới đường sắt này có thể chở con người, nhu yếu phẩm và tài nguyên phục vụ hoạt động thương mại và đóng góp vào nền kinh tế vũ trụ.

Đường sắt trên Mặt Trăng sẽ có đóng góp lớn vào nền kinh tế vũ trụ.

FLOAT là một trong 6 dự án Khái niệm tiên tiến sáng tạo (NIAC) của NASA. Hiện nay, FLOAT đang ở giai đoạn II - giai đoạn thiết kế và sản xuất phiên bản thu nhỏ với mục đích thử nghiệm trên môi trường tương tự như Mặt Trăng. Dự án này đã nhận được kinh phí 600.000USD để tiếp tục nghiên cứu tính khả thi.

Điểm nổi bật ấn tượng của tuyến đường sắt trên Mặt Trăng của NASA chính là công nghệ đường ray không cố định. Toàn bộ hệ thống ray sắt sẽ được trải trực tiếp lên bề mặt đá regolith của Mặt Trăng. Nguyên tắc hoạt động có phần tương tự tàu đệm từ Maglev trên bề mặt Trái Đất, sử dụng từ tính để đẩy các toa tàu lơ lửng, không tiếp xúc ma sát với đường ray. Các toa tàu sẽ di chuyển trên đường ray mà hoàn toàn không có bánh xe. Phương án này sẽ giúp thiết bị được đảm bảo an toàn trước địa hình nhiều đá sắc nhọn.

Công nghệ đường ray không cố định do NASA nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu của NASA đã đề xuất sử dụng phương tiện vận tải là các robot từ tính. Các robot có hình dạng, kích thước đa dạng, khả năng chuyển tải tối đa lên đến 33kg/m2, tốc độ trên 2km/h trong môi trường Mặt Trăng, mức tiêu thụ điện dưới 40kW mỗi ngày. Theo tờ Daily Mail, hệ thống đường ray này có khả năng chuyên chở tới 100 tấn vật liệu/ngày.

Hệ thống đường ray FLOAT dự kiến đi vào hoạt động trong thập kỷ tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác trở lại đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow (Liên bang Nga) sau ba năm tạm dừng.

Từ ngày mai, các toa tàu hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chính thức hoạt động.

Chuyên cơ Không lực Một Air Force One - biểu tượng quyền lực và công nghệ hàng đầu của nước Mỹ dự kiến sẽ bị trì hoãn đến năm 2029 hoặc muộn hơn.

Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.

Với tầm bay tối đa 14.484 km nhờ động cơ Rolls-Royce và thiết kế khí động lực học, mẫu G800 của hãng Gulfstream đã được chứng nhận là máy bay tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới.

Nhằm tăng trải nghiệm cho khách đi tàu, ngành đường sắt sẽ đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với tên gọi Hoa Phượng Đỏ từ ngày 10/5 sắp tới.