Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng. Dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được những điều này cần phải có sự chủ động, tích cực để doanh nghiệp Việt chứng minh được sự hấp dẫn của mình.
TS Trịnh Thanh Lâm - Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á, cho biết: “Chúng ta sẽ có hai công đoạn để tham gia vào chuỗi cung ứng, đó là khâu thiết kế chip và khâu đóng gói cuối cùng”.
Việt Nam, với lợi thế lớn là quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có đam mê sáng tạo, đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn. Nhận thức rõ về cơ hội này, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu vào năm 2040.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho hay: “Chúng ta phải có những đột phá, đó là đi vào những ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp lõi, mang lại giá trị cao, phát huy lợi thế từ tầm vóc, uy tín đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần tạo dựng cải cách đổi mới, tạo dựng môi trường đầu tư, phát huy nguồn nhân lực đã có và sẽ tiếp tục đào tạo”.
Công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp bán dẫn. Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, nỗ lực trở thành điểm đến +1 của các quốc gia, tổ chức trong chuỗi cung ứng, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư, tạo ra sự an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.


Thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực khi các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng mạnh, với biên độ từ 9,9 đến 15,5 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Theo số liệu công bố mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 18/2, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 15,62 triệu tỷ đồng, tăng 0,02% so với tháng 12/2024, tăng 16,35% so với cùng kỳ.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) gửi văn bản tới Bộ Công Thương đề nghị giải quyết sớm vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD19).
Theo đại diện Hiệp hội cho thuê tài chính, dự kiến dự nợ chung của ngành năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18-20%, tập trung vào phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất công nghệ mới, thiết bị văn phòng.
Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ ngày 27/2, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Xăng E5RON92 giảm 200 đồng/lít, giá bán là 20.650 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 220 đồng/lít, giá bán 21.110 đồng/lít.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, cần huy động tổng lực của nền kinh tế, trong đó có đầu tư công.
0