Nâng mức giảm trừ gia cảnh nên được thực hiện sớm
Bộ Tài chính đã đề xuất thay đổi mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân, nhưng thời gian chờ đợi đến khi trình Quốc hội vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026 là quá dài, trong khi áp lực tài chính với người dân ngày càng lớn.
Theo quy định, mức giảm trừ gia cảnh chỉ được xem xét thay đổi khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% so với lần điều chỉnh gần nhất.
Tính từ năm 2020 đến nay, CPI đã tăng gần 16% tiệm cận gần mức điều chỉnh. Như vậy, trong khi chi phí sinh hoạt tăng thì người dân cũng phải chịu mức thuế cao hơn, gia tăng gánh nặng tài chính, còn mức giảm trừ gia cảnh vẫn tiếp tục giữ nguyên chưa thay đổi.
Ông Lê Xuân Trường, giảng viên Học viện Tài chính, cho biết: “Nói đến giảm trừ gia cảnh, về đạo lý phải gắn với mặt bằng chung của mức sống dân cư, nhưng về cơ sở pháp lý phải tuân thủ theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. Theo luật này, khi chỉ số CPI tăng trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh”.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế dự kiến sẽ được Quốc hội thảo luận vào kỳ họp tháng 10/2025, thông qua vào kỳ họp tháng 5/2026, có thể áp dụng từ năm 2027.
Với mức giảm trừ thực tế đang cao hơn quy định được giảm trừ, nhiều người nộp thuế cho rằng, việc chờ thêm một năm để thay đổi là quá dài.
Chị Chu Thùy Linh, nhân viên văn phòng, chia sẻ: “Một em nhỏ đi học cũng phải mất tối thiểu 4 triệu/tháng, còn tiền ăn, tiền sữa, chưa kể chi phí ốm đau nên tôi dự trù khoảng 6-7 triệu. Tuy nhiên, mức giảm trừ hiện tại được 4,4 triệu thì tôi thấy thấp hơn mức chi trả thực tế. Tôi muốn được nâng mức này lên cho bớt gánh nặng”.
Góp ý cho dự thảo Luật này của Bộ Tài chính, có tới 16 Bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay, với lý do mức giảm trừ gia cảnh hiện đã lạc hậu.
Nếu theo đúng quy trình thực hiện thì khoảng hai năm nữa, luật mới có hiệu lực. Khoảng thời gian đó là quá dài khi hiện tại luật đã không còn phù hợp với thực tế, tạo áp lực lên cuộc sống của người dân.


Hồ Quốc Thân (sinh năm 1992) trú tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố, điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Tàng trữ tiền giả"; đồng thời khởi tố một bị can khác về tội "Tàng trữ tiền giả".
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thị Thái là người đại diện pháp lý cho Công ty cổ phần trang sức Coco Lee Diamond Hà Nội về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bộ Tư pháp đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” trong sáng 6/3.
Điều tra viên ở công an cấp xã có nhiệm vụ thụ lý, thụ lý điều tra, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra công an cấp tỉnh.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi "thổi giá đất" đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m² tại xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn.
Bảy tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương.
0