Nam Phi đặt ưu tiên cho Hội nghị G20 năm 2025
Nam Phi là quốc gia châu Phi đầu tiên giữ cương vị chủ tịch luân phiên của G20, tổ chức được thành lập để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu.
Phát biểu tại Lễ công bố chính thức nhiệm kỳ Chủ tịch G20, Tổng thống Ramaphosa cho biết, ông sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy các ưu tiên phát triển của châu Phi và Nam bán cầu. Trong đó, ưu tiên đầu tiên của Nam Phi là tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa khí hậu; ưu tiên thứ hai sẽ là đảm bảo tính bền vững của các khoản nợ của các quốc gia thu nhập thấp, vốn đã là chủ đề cốt lõi của G20 trong những năm gần đây. Các ưu tiên khác sẽ bao gồm: tăng cường tài trợ để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đảm bảo rằng các khoáng sản quan trọng được khai thác ở châu Phi, mang lại lợi ích cho các quốc gia và cộng đồng nơi chúng có nguồn gốc.
Dự kiến Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của các nhà lãnh đạo G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Johannesburg vào tháng 11/2025. Sau Nam Phi, Mỹ sẽ tiếp quản chức chủ tịch G20 tiếp theo.


Quân đội Israel ngày 13/5 đã tiến hành không kích hai bệnh viện tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza, khiến ít nhất 18 người Palestine thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Mỹ sẽ giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD từ mức 120% xuống còn 54%, từ 14/5. Quyết định này được đề cập trong sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành hôm 12/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.
Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.
0