Mỹ tuyên bố không phản bội Ukraine

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, các nỗ lực đàm phán của Mỹ nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine chắc chắn không phải là sự phản bội đối với Kiev.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth phủ nhận việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phản bội Ukraine, khi tiến hành điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine. Phát biểu trên được đưa ra khi một số nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại rằng, Ukraine có thể bị gạt ra ngoài lề trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.

Trước đó, ông Hegseth cho rằng, việc quay lại biên giới trước năm 2014 của Ukraine là điều phi thực tế và Mỹ không coi tư cách thành viên NATO của Kiev là một phần của giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhận định, bất kỳ nền hòa bình lâu dài nào cũng phải bao gồm "những đảm bảo an ninh vững chắc để đảm bảo chiến tranh sẽ không bắt đầu lại", song khẳng định Washington không coi tư cách thành viên NATO của Ukraine là kết quả thực tế của một giải pháp đàm phán. Sau khi loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO, ông Hegseth cho biết, hòa bình thay vào đó phải được đảm bảo bởi quân đội châu Âu và có năng lực ở ngoài châu Âu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump là nỗi thất vọng tràn trề, với gần 45 phút tranh cãi gay gắt vào ngày 28/2 (giờ địa phương).

Đảng Công nhân người Kurd (PKK) tuyên bố ngừng bắn với Thổ Nhĩ Kỳ sau lời kêu gọi của thủ lĩnh Abdullah Ocalan – người hiện đang bị Ankara giam giữ.

Cuộc hội đàm căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng đã đẩy quan hệ hai nước vào tình thế bấp bênh.

Sự bất đồng giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Ukraine không chỉ làm gia tăng rạn nứt trong quan hệ hai bên, mà còn làm dấy lên nhiều lo ngại về tương lai đàm phán hòa bình ở Ukraine.

Hiệp ước an ninh không chỉ củng cố liên minh Nga - Belarus, mà còn tích hợp Minsk vào chiến lược răn đe hạt nhân của Moscow.

Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Anneliese Dodds đã từ chức vì quyết định cắt giảm gần một nửa ngân sách viện trợ quốc tế của Thủ tướng Keir Starmer để chi trả cho khoản tăng chi tiêu quốc phòng.