Mỹ tăng sức ép để Nga, Ukraine ngồi vào bàn đàm phán

Tổng thống Trump cho biết, ông đang cân nhắc hàng loạt biện pháp trừng phạt tài chính và thuế quan đối với Moscow cho đến khi hai bên đạt được lệnh ngừng bắn và một thỏa thuận hòa bình toàn diện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập đến khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Nga. Trước đó, ông Trump cũng quyết định tạm dừng viện trợ quân sự và hỗ trợ tình báo cho Ukraine, trong bối cảnh ông đang kêu gọi Moscow và Kiev ngồi vào bàn đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

Ngay sau khi nhậm chức vào cuối tháng 1, Tổng thống Trump đã nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine nhanh nhất có thể. Ông gây sức ép với cả Moscow và Kiev để buộc hai bên ngồi vào bàn đàm phán với những nhượng bộ nhất định. Tuần trước, ông đã ra lệnh tạm dừng toàn bộ viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ dữ liệu tình báo cho Ukraine.

Với Nga, viết trên mạng xã hội ngày hôm qua 7/3, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc hàng loạt biện pháp trừng phạt tài chính và thuế quan đối với Moscow cho đến khi hai bên đạt được lệnh ngừng bắn và một thỏa thuận hòa bình toàn diện.

Ông nhấn mạnh, Nga và Ukraine nên bắt đầu đàm phán ngay bây giờ trước khi quá muộn. Tổng thống Mỹ cũng tin rằng cả Ukraine và Nga sẽ đều muốn đạt được thỏa thuận hòa bình vì “họ không có lựa chọn nào khác”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Tôi nghĩ điều sẽ xảy ra là Ukraine muốn đạt được thỏa thuận vì tôi nghĩ họ không có lựa chọn nào khác. Tôi cũng nghĩ rằng Nga cũng muốn đạt được thỏa thuận vì theo một cách khác biệt nào đó mà chỉ tôi biết, họ cũng không có lựa chọn nào khác”.

Bên cạnh việc gây sức ép, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao với cả Ukraine và Nga cùng các bên liên quan nhằm sớm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ngày 7/3, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha, trong đó ông Rubio nhấn mạnh Tổng thống Donald Trump quyết tâm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine càng sớm càng tốt.

Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Sybiha đánh giá cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rubio mang tính xây dựng, với nội dung thảo luận về cuộc gặp sắp tới giữa giới chức hai nước tại Saudi Arabia.

Theo kế hoạch, giới chức Mỹ và Ukraine sẽ có cuộc gặp vào tuần tới tại Saudi Arabia thảo luận về khung thỏa thuận hòa bình và lệnh ngừng bắn với Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.

Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga ủng hộ việc thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi Moscow xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan đến cuộc chiến này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết.

Quân đội Ukraine đã thực hiện hơn 5.000 cuộc tấn công trong thời gian ngừng bắn dịp Ngày Chiến thắng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.